Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 06/11/2024 08:18 (GMT +7)
3 cách xử lý khi ho kéo dài sau cảm lạnh
Thứ 6, 30/06/2023 | 14:09:10 [GMT +7] A A
Đối với một số ít người, mặc dù cảm lạnh đã khỏi nhưng sau đó lại ho dai dẳng léo dài nhiều tháng. Hiện tượng này có nguy hiểm không, xử lý thế nào?
Ho sau khi bị cảm chủ yếu là do niêm mạc phế quản chưa được sửa chữa hoàn chỉnh, cộng với sự bài tiết của các tế bào viêm tại chỗ nên sẽ xuất hiện triệu chứng ho và khạc đờm.
Ngoài ra, một số bệnh nhân sổ mũi chưa khỏi hẳn sẽ dễ mắc phải "hội chứng chảy dịch mũi sau" , dịch tiết từ khoang mũi chảy ngược xuống họng cũng sẽ kích thích cổ họng và phế quản, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ho.
Đối với loại ho này, hiệu quả điều trị của thuốc cảm thông thường không tốt. Vậy nên xử lý như thế nào?
Thúc đẩy long đờm phế quản
Tăng cường hóa đờm chủ yếu là đối với bệnh nhân bị cảm ho, sau khi ho nhưng đồng thời đờm cũng nhiều, đờm của những bệnh nhân này tương đối đặc, khó ho ra ngoài, thường phải ho vài phút để giải tỏa nó.
Đối với tình huống này, bạn có thể dùng một số loại thuốc giúp long đờm, bao gồm thuốc tiêu đờm và thuốc long đờm chẳng hạn như ambroxol và chymotrypsin.
Các loại thuốc này có thể dùng đường uống hoặc dạng phun sương. Ví dụ, trong lâm sàng, thuốc tiêm chymotrypsin thường được dùng để điều trị ho và đờm nhiều, có thể giúp long đờm và phân hủy đờm. Vỗ nhẹ vào lưng bệnh nhân để giúp đỡ bệnh nhân trục xuất đờm.
Uống thuốc ho
Nếu ho nặng, ho kèm theo đau thành ngực, hầu như không có đờm thì có thể dùng thuốc trị ho để điều trị như dextromethorphan, codein,…
Tuy nhiên, một số loại thuốc có tính gây nghiện trung ương, sử dụng lâu dài dễ bị nghiện, cần tùy theo tình trạng của bản thân mà lựa chọn dưới sự tư vấn của bác sĩ, sau khi uống phải kịp thời dừng thuốc để tránh bị nghiện.
Tránh nhiễm trùng thứ cấp
Trong thời gian bị ho sau khi cảm, bạn cũng nên chú ý tránh nhiễm trùng thứ phát, có thể căn cứ vào màu sắc và tính chất của đờm mà phán đoán.
Nếu đờm thường loãng và trắng chuyển sang màu vàng và đặc, thậm chí xuất hiện đờm mủ thì về cơ bản khẳng định là có nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, trường hợp này cần uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị, nếu không thì chỉ cần dùng thuốc giảm ho và thuốc long đờm.
Các loại thuốc này phải dùng đủ đợt điều trị, không được dừng thuốc giữa chừng dễ dẫn đến tái phát.
Ho sau khi bị cảm lạnh nghe có vẻ đơn giản nhưng lại gây khó chịu cho nhiều bệnh nhân cảm lạnh. Nếu bạn muốn thúc đẩy sự phục hồi của các triệu chứng càng sớm càng tốt, bạn không chỉ dùng thuốc mà còn phải điều chỉnh cuộc sống của mình.
Ví dụ, bệnh nhân hút thuốc nên bỏ hút thuốc kịp thời sau khi các triệu chứng xuất hiện, nếu không sẽ dễ dẫn đến bệnh kéo dài.
Về chế độ ăn uống, bạn cũng nên giữ cho tinh thần nhẹ nhàng, giảm thiểu ăn nhiều thức ăn có nhiệt lượng cao và gây kích thích, chỉ có điều hòa toàn diện theo cách này, bạn mới có thể thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh hơn.
Theo giadinhonline.vn
Liên kết website
Ý kiến ()