Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 17:34 (GMT +7)
4 dấu hiệu xuất hiện khi ngủ cảnh báo bệnh tiểu đường: Trẻ hay già đều cần chú ý
Thứ 5, 09/12/2021 | 22:49:36 [GMT +7] A A
Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh tiểu đường trên kênh Family Doctor, những người có 4 triệu chứng này khi ngủ là tín hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường đang phát triển.
Các bác sĩ cho biết, bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh chuyển hóa phổ biến số 1 trong các nhóm bệnh hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Không chỉ ở người cao tuổi, người trẻ cũng có nguy cơ cần phải chú ý.
Bệnh gây ra bởi những khiếm khuyết trong quá trình bài tiết insulin hoặc rối loạn chức năng insulin trong cơ thể. Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường chính là “3 nhiều, 1 ít”.
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài và rối loạn chuyển hóa kéo dài có thể gây rối loạn chức năng hoặc suy các mô, cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, hệ thần kinh và gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải, thậm chí gây ra nhiễm toan ceton cấp tính và hôn mê, do đó đe dọa tính mạng.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, cách duy nhất để bạn có thể duy trì đường huyết ổn định, bảo vệ cơ quan đích, giảm biến chứng tiểu đường là dùng thuốc.
Nhìn chung, người bệnh tiểu đường khi ngủ sẽ có những biểu hiện rõ ràng, đặc biệt khi có 4 biểu hiện sau thì cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để xét nghiệm thêm đường huyết.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường khi ngủ
1. Da bị ngứa
Người mắc tiểu đường sẽ bị hiện tượng ngứa da khi ngủ vào ban đêm, do lượng đường huyết trong cơ thể tiếp tục tăng cao và không được cơ thể chuyển hóa kịp thời chính là nguyên nhân gây ra kích ứng da, dẫn đến cảm giác ngứa.
Da của hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều bị tình trạng mất nước kinh niên, mồ hôi ra ít và da khô hơn nên gây ngứa ngáy da thường xuyên, đặc biệt nặng hơn vào ban đêm.
2, Tê bì tay chân
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, đặc biệt là các dây thần kinh ngoại biên như tay, chân, làm giảm nhận thức của các bộ phận này, dễ gây tê bì, chuột rút ở bàn tay, bàn chân.
Ngoài ra, khi ngủ vào ban đêm, máu lưu thông chậm lại, triệu chứng tê tay chân càng rõ ràng.
Không những thế, tình trạng tăng đường huyết kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tự chủ, làm cho dây thần kinh tự chủ bị rối loạn chức năng, ảnh hưởng đến dây thần kinh giao cảm, sau đó gây hồi hộp, đánh trống ngực.
Những người có thói quen thức khuya, thiếu ngủ thì các biểu hiện bất thường về chuyển hóa càng nặng, dẫn đến các triệu chứng trên càng rõ rệt hơn.
3. Đói
Đường huyết của bệnh nhân tiểu đường khi không được hấp thu và sử dụng kịp thời, dễ xảy ra các bất thường về chuyển hóa, dẫn đến cảm giác đói rõ rệt.
Đặc biệt là sau khi đi ngủ vào buổi tối, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại và cảm giác đói càng rõ ràng hơn so với ban ngày. Nếu bạn vẫn cảm thấy đói về đêm dù bữa tối đã ăn no, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết xem có phải là bệnh tiểu đường hay không.
4. Tăng tiểu đêm
Đầu tiên, loại trừ bệnh thận và chứng tiểu đêm nhiều do bạn uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, thì việc bạn phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm thì hãy nghi ngờ nhiều về bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đái tháo đường thường xuyên đi tiểu đêm có liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm mà không phải do uống nhiều nước, bạn nên cảnh giác với lượng đường trong máu cao và kiểm tra lượng đường trong máu của bạn kịp thời.
Bệnh nhân đái tháo đường nên tự quản lý sức khỏe bản thân như thế nào?
1. Kiểm soát chỉ số tiểu đường
Hemoglobin glycosyl hóa có thể phản ánh mức đường huyết trung bình trong ba tháng của bệnh nhân và sẽ không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và tâm trạng.
Những người có chức năng nhận thức tốt hơn và ít mắc bệnh đi kèm nên cố gắng hết sức để kiểm soát lượng hemoglobin glycosyl hóa dưới 7,5%; những người mắc nhiều bệnh mãn tính, té ngã và hạ đường huyết có nguy cơ cao hơn và những người bị rối loạn chức năng nhận thức nên kiểm soát lượng hemoglobin glycosyl hóa dưới 8,5%.
2. Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Tăng huyết áp có thể thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của các biến chứng tiểu đường, vì vậy huyết áp cần được kiểm soát ở mức 130/80mmhg, đồng thời phải kiểm soát cholesterol và kiểm soát cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp dưới 1,8mmol/L.
Lời khuyên thêm:
Nếu bạn có 4 triệu chứng trên khi đang ngủ, đừng chần chừ gì nữa, hãy theo dõi ngay lượng đường trong máu để có phương án xử lý kịp thời.
Thông thường, bạn nên kiểm soát tổng lượng calo hàng ngày của mình, cân bằng chế độ ăn uống, áp dụng nguyên tắc ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên thay vì ăn một bữa no và có khoảng cách giữa các bữa ăn dài.
Cố gắng ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường thấp, hạn chế hút thuốc và uống rượu bia. Ngoài ra, hãy duy trì tập thể dục ở mức độ vừa phải, tập trung vào các bài tập aerobic cường độ vừa phải và kết hợp với tập luyện sức bền để có thể ổn định lượng đường trong máu tốt hơn.
Theo vtc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()