Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 22:53 (GMT +7)
7 cách “chung sống hòa bình” với bệnh gout
Thứ 2, 28/06/2021 | 08:23:49 [GMT +7] A A
Để có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh gây đau đớn các khớp này, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống.
Kiểm soát thực phẩm
Một số loại thực phẩm gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng này bạn nên tránh:
Hải sản: Rất nhiều người yêu thích hải sản. Tuy nhiên, khi bắt đầu bị viêm khớp do gout, người bệnh dù yêu thích hải sản đến mấy cũng cần thay đổi chế độ ăn.
Có một số loại hải sản thỉnh thoảng bạn có thể ăn, trong khi một số loại khác cần loại bỏ hoàn toàn.
Những loại hải sản cần đặc biệt tránh là cá cơm, cá trích, cá mòi, trai biển, sò điệp, cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá thu, cá ngừ.
Nguyên nhân là do hải sản chứa hàm lượng purin cao, vì vậy cơ thể không tích trữ purine mà chuyển hóa chúng thành axit uric.
Thịt: Với những người bị bệnh gout, cần tránh thịt đỏ và thịt gà tây. Mặc dù thịt trắng và thịt đỏ là món ăn phổ biến của các gia đình, những người bị bệnh gout phải biết và có quyết định đúng khi lựa chọn 2 loại thực phẩm này.
Thông thường, các loại thịt trắng là khá an toàn vì chúng có hàm lượng purin thấp trong khi đó thịt đỏ chứa hàm lượng purin cao và sẽ tạo ra hàm lượng axit uric cao hơn.
Các thực phẩm khác: Những loại thực phẩm và đồ uống khác cần được xem xét là nội tạng động vật như gan, thận, đồ uống được làm ngọt với xi-rô bắp nhiều fructose và thịt gia cầm như gà tây và ngỗng. Một số loại rau như măng tây và súp lơ có nhiều chất purin nhưng an toàn hơn cho người bệnh so với thịt chứa nhiều purin.
Kiểm soát cân nặng
Duy trì cân nặng lành mạnh là cách kiểm soát bệnh gút tốt nhất. Tăng cân là dấu hiệu đáng báo động.
Nếu bạn bị tăng cân, cần cố gắng giảm cân bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên. Các bài tập tim mạch như bơi hoặc aerobic dưới nước giúp cơ bắp săn chắc và cải thiện chức năng phổi cùng với cải thiện vận động và chức năng khớp mà không cần nhiều lực. Điều này có nghĩa là giảm áp lực lên khớp.
Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng khắc nghiệt không được khuyến nghị vì chúng phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và có thể làm tăng hàm lượng axit uric, cuối cùng là gây hại nhiều hơn lợi.
Duy trì độ ẩm
Duy trì độ ẩm cơ thể thích hợp là biện pháp phòng ngừa tốt chống lại các đợt gout. Duy trì lưu thông máu và nước tiểu sẽ giúp loại bỏ axit uric dư thừa.
Nước là thành phần tốt nhất và bạn nên uống nhiều nước. Bạn cũng có thể sử dụng trà và cà phê đã khử caffeine. Nhưng cần tránh xa các loại đồ uống được làm ngọt với xi-rô bắp nhiều fructose.
Hạn chế sử dụng rượu
Bia không tốt cho người bệnh gout vì nó làm tăng hàm lượng axit uric và ngăn không cho cơ thể đào thải axit này.
Rượu cũng chỉ nên dùng ở mức trung bình. Dư thừa cồn dưới bất cứ hình thức nào cũng đều không tốt cho sức khỏe nhất là đối với bệnh nhân gout.
Kiểm soát hàm lượng axit uric
Đi khám thường xuyên và theo dõi hàm lượng axit uric của bạn chặt chẽ. Hàm lượng lý tưởng nên là dưới 6mg/dl. Nếu bệnh gout của bạn là nghiêm trọng và mạn tính, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát.
Bổ sung vitamin C
Ngày càng có nhiều ý kiến đồng thuận rằng vitamin C có lợi cho người bị viêm khớp do gout. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin C. Nếu không bạn cũng có thể ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C như hoa quả họ cam quýt.
Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ giúp bạn giảm đau và hạn chế các biểu hiện khó chịu liên quan đến bệnh gút, bạn sẽ không thấy được ngay tác dụng, vì chúng cần có phải có một thời gian nhất định và kết hợp với giải pháp thứ 7 này để phát huy tác dụng.
Bổ sung sản phẩm thảo dược
Y học hiện đại chia bệnh gout thành các giai đoạn cấp và mạn, còn Y học cổ truyền thì phân bệnh gút thành các thể khác nhau dựa vào các biểu hiện của bệnh: Thể phong thấp nhiệt và Thể đàm thấp ứ trệ
Cải thiện nhanh triệu chứng gút bằng các thành phần thảo dược y học cổ truyền kết hợp là phương pháp có mức độ an toàn cao và thân thiện với cơ địa người Việt từ lâu đời. Ngoài giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau khớp của bệnh thì còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, cường gân, mạnh cốt. Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất, các thành phần thảo dược nên được chiết tách/ bào chế và kết hợp 1 cách hài hòa, tận dụng thành tựu sản xuất của y học hiện đại để công năng và các hoạt tính sinh học trong thảo dược được phát huy tối ưu cho bệnh khớp.
Thành phần tiêu biểu công thức dành cho bệnh khớp phải kể đến: Cherry Fruit, Methyl sulfonyl methane, tơm trơng, trạch tả, độc hoạt, đỗ trọng, dâm dương hoắc, đương qui, hạ khô thảo, thổ phục linh, tỳ giải, Lappaconitine Hydrobromide… thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ chống viêm, chống tê mỏi, hỗ trợ giảm đau nhanh cơn đau và hạn chế các cơn đau do gout, hỗ trợ giảm acid uric máu, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm khớp do gout, hỗ trợ ổn định và phòng ngừa gout rất hiệu quả.
Nguyên tắc cải thiện bệnh gút theo đông y sẽ can thiệp vào máu huyết và tăng cường chính khí. Ngoài ra, nhiều vị thuốc đông y còn giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan thận. Từ đó hỗ trợ hoạt động chuyển hóa, đào thải bớt acid uric dư thừa trong máu huyết. Điều này đặc biệt hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh gout.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()