Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 03:07 (GMT +7)
Ăn đu đủ chín mỗi ngày có tốt không?
Thứ 7, 18/03/2023 | 10:22:45 [GMT +7] A A
Đu đủ chín là loại trái cây được nhiều người yêu thích, vậy ăn đu đủ chín mỗi ngày có tốt không?
Đu đủ là nguồn dồi dào các vitamin thiết yếu như A, B, C và E và các khoáng chất như folate, magiê, đồng, kali, lutein, axit pantothenic và chất chống oxy hóa như lycopene. Đu đủ là thực phẩm tối ưu cho sức khỏe.
Lợi ích của đu đủ với sức khỏe
Một quả đu đủ cỡ trung bình (khoảng 275 gram) chứa khoảng 119 calo; 1,3 gram protein; 30 gram carbohydrate; ít hơn một gram chất béo; 4,7 gram chất xơ; 21,58 gram đường.
Trong đu đủ còn chứa hai loại enzym là papain và chymopapain có thể làm cho protein dễ tiêu hóa hơn, hỗ trợ giảm viêm. Papain có thể phá vỡ các chuỗi protein dai trong thịt, dùng để làm mềm thịt; một thành phần trong một số chất bổ sung tiêu hóa không kê đơn để giúp giảm đau bụng nhẹ.
Cả hai enzym papain và chymopapain có thể giảm đau cấp tính, như đau do bỏng hoặc vết bầm tím. Chúng có thể giúp điều trị các tình trạng viêm mạn tính như viêm khớp và hen suyễn.
Chất xơ và hàm lượng nước trong loại quả này có thể ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng, thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn. Nó cũng giảm đầy hơi, giảm táo bón và nguy cơ ung thư ruột kết. Người dân vùng nhiệt đới coi đu đủ là phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Ăn đu đủ chín mỗi ngày có tốt không?
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, đu đủ cung cấp tương đối nhiều năng lượng. 100g đu đủ chín cung cấp 44 - 55kcal (đường 12,8%). Do đó, người có đường huyết cao được khuyên không nên dùng nhiều. Nếu ăn hàng ngày 100g đu đủ chín trong nhiều tháng thì phần da lòng bàn tay, bàn chân sẽ bị vàng do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.
Ngoài ra, ăn quá nhiều đu đủ có thể gây tiêu chảy và đau bụng. Nếu bạn bị phân lỏng hoặc các vấn đề về dạ dày sau khi ăn đu đủ thì nên cân nhắc cắt giảm lượng để xem liệu các triệu chứng có cải thiện hay không. Trường hợp không thuyên giảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các món ngon từ đu đủ
Dưới đây là một số gợi ý khi ăn đu đủ:
Bữa sáng: Cắt đôi đủ đủ và ăn cùng với sữa chua, thêm một vài quả việt quất, các loại hạt.
Sinh tố: Cho trái cây thái hạt lựu với nước cốt dừa và đá vào máy xay sinh tố, sau đó xay cho đến khi mịn.
Salad: Cắt đu đủ và bơ thành khối vuông, thêm thịt gà nấu chín thái hạt lựu và trộn với dầu ô liu.
Món tráng miệng: kết hợp trái cây cắt nhỏ với 2 thìa (28 gram) hạt chia, một cốc (240 ml) sữa hạnh nhân và 1/4 thìa vani. Trộn đều và cho vào tủ lạnh trước khi ăn.
Theo Vtc
Liên kết website
Ý kiến ()