Trên chặng đường phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn nhất quán quan điểm “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân” và “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Ở các nhiệm kỳ kế tiếp nhau, tỉnh luôn gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, các quyết sách của tỉnh dành cho y tế, giáo dục thể hiện rõ tinh thần kế thừa, đổi mới và phát triển, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đột phá của tỉnh khi nguồn ngân sách cho cả 2 lĩnh vực này đều theo nguyên tắc năm sau cao hơn năm trước và cao hơn trung bình cả nước. Đến nay, hầu hết các chỉ tiêu về dịch vụ y tế và chỉ số sức khỏe dân cư của tỉnh đều đạt ở mức cao hơn và tương đương so với mặt bằng chung của cả nước. Từ trẻ em mầm non đến học sinh, sinh viên ở tất cả vùng, miền trong tỉnh đều đã và đều được thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, đối tượng được bảo vệ trọng điểm là người già, người có bệnh lý nền và trẻ em.

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, đối tượng được bảo vệ trọng điểm là người già, người có bệnh lý nền và trẻ em.

Học sinh trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) được bác sỹ thăm khám, tư vấn về tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Học sinh trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) được bác sỹ thăm khám, tư vấn về tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho bệnh nhân bị đột quỵ

Bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho bệnh nhân bị đột quỵ

Một ca mổ nội soi cắt thùy phổi cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. 

Một ca mổ nội soi cắt thùy phổi cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. 

Trước những năm 2020, mặc dù tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiến bộ vượt bậc về cơ sở hạ tầng, chất lượng cán bộ y tế... Tuy nhiên, ở các trung tâm y tế huyện, trang thiết bị y tế vẫn chủ yếu được trang bị từ các Chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia và các dự án viện trợ, dẫn đến thiết bị y tế cũ, không đầy đủ và thiếu đồng bộ, chưa thể đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Bác sỹ tiêm vắc- xin phòng Covid-19 cho người dân tại huyện Ba Chẽ.

Bác sỹ tiêm vắc- xin phòng Covid-19 cho người dân tại huyện Ba Chẽ.

 Bất cập về nhân lực y tế cũng là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của hệ thống Y tế Quảng Ninh trong giai đoạn đó. Do nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao phân bố không đều nên năng lực chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở khám chữa bệnh thường chênh lệch giữa các tuyến. Các bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện được từ  60% đến trên 90% danh mục kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn và từ 30% đến 89% danh mục kỹ thuật của tuyến trên. Nhưng các đơn vị tuyến huyện chỉ thực hiện được từ 26% đến trên 90% kỹ thuật theo phân tuyến và từ 15% đến trên 52% kỹ thuật của tuyến trên. Vì vậy, người dân vùng sâu, vùng xa chưa được thụ hưởng tại chỗ dịch vụ y tế chất lượng, khiến cho các bệnh viện tuyến tỉnh luôn gia tăng tình trạng quá tải bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Trên quan điểm đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh đã giao ngành Y tế xây dựng Đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và điều trị; chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Việc xây dựng Đề án được Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh xác định là một trong 15 đề án, chương trình trọng điểm đến năm 2025.


Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, khẳng định: Mục tiêu bao trùm nhất của Đề án là xây dựng hệ thống y tế Quảng Ninh công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng; đảm bảo mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe. Trên tinh thần đó, nửa nhiệm kỳ vừa qua, Y tế là một trong những lĩnh vực tiếp tục nhận được sự đầu tư mạnh mẽ của tỉnh với hơn 1.000 tỷ đồng vốn ngân sách (chiếm 3,8% tổng vốn đầu tư công) để chi đầu tư cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình. Từ đó, đã dần tháo gỡ những “nút thắt” về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực ngành Y, nhất là ở các tuyến huyện thuộc khu vực miền Đông của tỉnh.

Hội CTĐ tỉnh tổ chức lễ ra mắt CLB người có nhóm máu hiếm.

Hội CTĐ tỉnh tổ chức lễ ra mắt CLB người có nhóm máu hiếm.

Là bệnh viện tuyến huyện, Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tiên Yên thường thiếu thốn về trang thiết bị y tế, bác sĩ tay nghề cao. Nhiều năm trước, người dân ở đây khi mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng đều phải chuyển lên các bệnh viện tuyến tỉnh. Trong khi đó, người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Với mong muốn đem đến cho người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, chi phí thấp nhất và để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế ngay tại địa phương, những năm gầy đây, TTYT huyện Tiên Yên đã tập trung đầu tư các thiết bị chuyên sâu hiện đại ngang tầm khu vực cho các TTYT tuyến huyện, như: Hệ thống máy CT-512 lát cắt, thiết bị các chuyên khoa và thiết bị cho Trung tâm tim mạch; hệ thống MRI 1,5 Tela; hệ thống xạ trị điều trị Ung thư; máy chụp mạch… Trung tâm đã liên tục nhận được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương để Trung tâm làm chủ các kỹ thuật khó, kỹ thuật mới như nội soi vỡ bàng quang; tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser; ghép da tự thân; phẫu thuật chấn thương sọ não; kỹ thuật nội soi can thiệp mở thông dạ dày qua nội soi tiêu hóa…

Cán bộ dân số xã Bắc Sơn (TP Móng Cái) truyền thông về SKSS, KHHGĐ cho người dân.

Cán bộ dân số xã Bắc Sơn (TP Móng Cái) truyền thông về SKSS, KHHGĐ cho người dân.

Điển hình, ngày 27/3/2023, TTYT huyện Tiên Yên đã tiếp nhận bệnh nhân Trần Văn Đông (33 tuổi, trú tại huyện Ba Chẽ) trong tình trạng lơ mơ, đau đầu, buồn nôn do tai nạn giao thông. Bệnh nhân ngay lập tức được các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực, sơ cứu vết thương và chụp cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả cho thấy sọ não của bệnh nhân có hình ảnh máu tụ ngoài màng cứng bán cầu phải - hố thái dương phải, vỡ xương thái dương phải. Xác định bệnh nhân phải được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, các bác sĩ của Trung tâm đã tiến hành mở sọ, lấy máu tụ, cầm máu cho bệnh nhân và sau 2 giờ, ca phẫu thuật đã thành công, bệnh nhân được an toàn.

Nhớ lại lần tai nạn “thập tử nhất sinh”, bệnh nhân Trần Văn Đông xúc động cho biết: Lúc bị nạn, gia đình tôi ai cũng nghĩ tôi khó hồi phục vì lúc đó tôi bị chấn thương rất nặng, các bác sĩ cho biết tình trạng của tôi có nguy cơ tử vong cao và nếu chuyển lên tuyến trên thì có thể bỏ qua thời gian vàng trong cấp cứu. Lúc đó khả năng cứu sống còn lại rất thấp hoặc tôi sẽ bị di chứng nặng nề sau này. Các bác sĩ của Trung tâm cũng cho biết, nhiều trường hợp như tôi cũng đã được phẫu thuật thành công. Do đó, gia đình cũng rất yên tâm để tôi được điều trị ngay tại Trung tâm. Tôi thật sự rất cảm ơn các bác sĩ ở đây khi đã giúp tôi lấy lại sự sống và khoẻ mạnh trở lại…

Kỹ thuật viên thực hiện chụp cộng hưởng từ cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà.

Kỹ thuật viên thực hiện chụp cộng hưởng từ cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà.

Một trong những nhân tố giúp cho các bệnh viện tuyến huyện thực hiện thành công những ca mổ có độ khó cao, phức tạp như trên phải kể đến sự quan tâm đặc biệt của tỉnh trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành Y tế khi các bác sỹ tuyến huyện liên tục được cử đi đào tạo, cập nhật kiến thức mới ở những nơi đầu ngành nhất trong cả nước, như: Trường Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh…

Năm 2022, bằng nhiều cơ chế đãi ngộ, các đơn vị y tế toàn tỉnh đã thu hút được 293 y, bác sỹ. Trong năm 2022, đã có 137 bác sỹ hoàn thành khóa đào tạo sau đại học, với 2 tiến sỹ, 35 bác sỹ CKII, 84 bác sỹ CKI, 16 thạc sỹ. Ngành Y tế cũng tiếp tục cử 169 người đi đào tạo sau đại học. Mới đây nhất, ngày 9/12/2022, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025. Chính sách đặc thù này có mức hỗ trợ cao nhất lên tới 2 tỷ đồng đối với đào tạo tiến sĩ, bác sỹ CKII ở nước ngoài và theo đánh giá của các bệnh viên, Nghị quyết là điều kiện quan trọng để trong những năm tiếp theo nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực y tế tuyến tỉnh cũng như cơ sở.

Kỹ thuật viên thực hiện chụp cộng hưởng từ cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà.

Kỹ thuật viên thực hiện chụp cộng hưởng từ cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà.

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống Y tế Quảng Ninh toàn diện, hiện đại, đồng bộ, tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có thể kể đến chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh tại Nghị quyết số 87/NQ-HĐND tỉnh (ngày 31/3/2022) để đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm chuyên khoa về phổi của quốc gia và khu vực. Ngày 30/10/2022, Dự án được tỉnh khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư gần 545 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn của TKV. Sau khi hoàn thành, Dự án nâng quy mô từ 200 giường bệnh lên 330 giường bệnh với cơ sở vật chất, trang bị hệ thống khám chữa bệnh hiện đại, giúp Bệnh viện có điều kiện triển khai các kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng điều trị, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên và người dân trong tỉnh, nhất là người lao động ngành Than.

Khối nhà kỹ thuật, nghiệp vụ, điều trị, dinh dưỡng 11 tầng thuộc Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi tỉnh hiện đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Ảnh: Đỗ Phương

Khối nhà kỹ thuật, nghiệp vụ, điều trị, dinh dưỡng 11 tầng thuộc Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi tỉnh hiện đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Ảnh: Đỗ Phương

Từ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, hệ thống y tế Quảng Ninh đã ngày càng khẳng định được năng lực và tiếp tục không ngừng được nâng tầm, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của hơn 1 triệu người dân trong tỉnh, cũng như du khách và những nhà đầu tư đến sinh sống, làm việc tại địa phương.


 Đến nay, các chỉ tiêu về y tế của Quảng Ninh đạt 55 giường bệnh/1 vạn dân; 14,9 bác sỹ/1 vạn dân; 2,7 dược sỹ đại học/1 vạn dân; 24 điều dưỡng/1 vạn dân. Tỉnh Quảng Ninh trích nguồn ngân sách để hỗ trợ tham gia BHYT đối với người dân các xã vừa ra khỏi diện 135, cũng như người cao tuổi từ 70 tuổi, tăng cơ hội cho mỗi người dân được tiếp cận và chăm sóc y tế. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt trên 94,25%. Các chỉ tiêu về y tế hiện đã tiệm cận rất gần tới các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh đặt ra đến năm 2025.

BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2023.

BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2023.

Có cơ sở vật chất khang trang hiện đại, đội ngũ nhân lực y tế chất lượng cao, trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, Y tế Quảng Ninh đã không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị, dự phòng, chăm sóc tốt cho sức khỏe nhân dân. Nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật khó cũng đã triển khai ngay tại tuyến cơ sở. Đến nay, đã có thêm 717 kỹ thuật mới được triển khai tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Nhờ đó, đã kéo giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh còn 3,17%, từ tỉnh lên trung ương còn 0,85%, người dân yên tâm điều trị tại tuyến tỉnh.

Bên cạnh đó, mạng lưới y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện đã được kiện toàn và nâng cao năng lực chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch; luôn chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai đảm bảo yêu cầu. Công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập và phát triển ngành dược liệu được quan tâm. 

Theo số liệu mới nhất của ngành Giáo dục tỉnh, sau 2,5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh, Quảng Ninh có 89,19% trường đạt chuẩn quốc gia cao hơn bình quân chung toàn quốc (49,1%). Ước tính đến hết năm 2023 đạt 90,14% (đạt chỉ tiêu trước nửa nhiệm kỳ so với mục tiêu đề ra là đến năm 2025 đạt 90%); tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 92,1% (tăng 2,1% so với đầu nhiệm kỳ).  Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành được quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo đảm bảo phẩm chất, đạo đức và đến nay có trên 22.000 người đang đảm nhiệm nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc cho gần 400.000 trẻ em, học sinh, sinh viên, trong đó trên 90% giáo viên ở các cấp học đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Cô giáo Ngô Thị Nguyện, Trường Tiểu học Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) đến nhà giao bài tập cho học sinh trong giai đoạn nghỉ học do dịch Covid-19.

Cô giáo Ngô Thị Nguyện, Trường Tiểu học Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) đến nhà giao bài tập cho học sinh trong giai đoạn nghỉ học do dịch Covid-19.

Hiện mỗi năm Quảng Ninh có gần 30% học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng toàn quốc; giáo dục mũi nhọn được tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, học sinh Quảng Ninh có kết quả điểm trung bình đạt 6,29, xếp thứ 36/63 tỉnh/thành phố, tăng 14 bậc so với năm trước (năm 2020 điểm trung bình đạt 6,04, xếp thứ 50/63 tỉnh/thành); tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021 cao hơn năm trước đạt 97,4% (năm 2020: 96,30%). Còn tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020 - 2021, Quảng Ninh đoạt 41 giải: 1 giải Nhất, 8 giải Nhì, 13 giải Ba, 19 giải Khuyến khích.

Trong ngày khai giảng năm học 2021-2022, học sinh cùng khách ra, vào Trường Tiểu học, THCS, THPT Văn Lang (TP Hạ Long) đều phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn.

Trong ngày khai giảng năm học 2021-2022, học sinh cùng khách ra, vào Trường Tiểu học, THCS, THPT Văn Lang (TP Hạ Long) đều phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn.

Quảng Ninh có học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022 với tỷ lệ 97,6%. Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 6,26 điểm, xếp thứ 31 toàn quốc, tăng 5 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2020. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, giáo dục Quảng Ninh cũng đạt 48 giải, tăng 7 giải so với năm học 2020 - 2021. Tại Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia cả 2/2 dự án của ngành tham gia đều đoạt giải  (1 giải Ba và 1 giải Triển vọng).

Đặc biệt, Quảng Ninh đã có 4 học sinh đoạt giải khu vực quốc tế và quốc tế và là tỉnh duy nhất có số lượng học sinh vô địch Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cao nhất toàn quốc (các em: Đặng Thái Hoàng, vô địch năm 2012; Nguyễn Hoàng Cường, vô địch năm 2018; Nguyễn Hoàng Khánh vô địch năm 2021).

Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long).

Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long).

Có được những “trái ngọt”, tỉnh đã luôn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đội ngũ, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh thi đua dạy tốt, học tốt. Thống kê cho thấy, ngân sách chi cho lĩnh vực GD&ĐT chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách của tỉnh, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục chiếm khoảng 30-35% tổng chi thường xuyên của tỉnh. Nguồn kinh phí này giúp cho hệ thống giáo dục của tỉnh không ngừng được đầu tư, mở rộng, nâng cấp về cơ sở vật chất, tạo nên diện mạo khang trang, môi trường giáo dục hiện đại. Để từ đó, mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, thúc đẩy, khuyến khích các em thỏa sức thể hiện đam mê, trí tuệ, khả năng sáng tạo.

Học sinh Trường Mầm non Thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ được tiêm chủng vắc xin Covid-19 trước thềm năm học mới.

Học sinh Trường Mầm non Thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ được tiêm chủng vắc xin Covid-19 trước thềm năm học mới.

Dự án đầu tư mở rộng Trường THPT Hòn Gai (TP Hạ Long) là một trong những công trình đặc biệt của ngành Giáo dục Quảng Ninh được triển khai và hoàn thành năm 2021. Trường được xây dựng mới nhà học 6 tầng, trong đó từ tầng 2 đến tầng 6 thiết kế 15 phòng học lý thuyết. Trường xây mới khối nhà văn phòng 5 tầng, nhà đa năng 2 tầng, sân giáo dục thể chất. Không chỉ vậy, trường còn được cải tạo lại các khối nhà học hiện trạng để đồng bộ kiến trúc với khối nhà học xây mới.

Cô giáo Vũ Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường THPT Hòn Gai, cho biết: “Việc đầu tư cải tạo, mở rộng Trường hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, phục vụ tốt hơn nữa công tác dạy và học của nhà trường, hướng tới mục tiêu đào tạo ngày càng nhiều hơn các học sinh giỏi toàn diện cả về kiến thức, phẩm chất đạo đức và thể chất. Đồng thời, tạo điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan tại khu vực trung tâm của thành phố, tạo bước đột phá trong công tác đầu tư, phát triển cho ngành Giáo dục”.

Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khoá XIV quyết nghị dành 458 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh.

Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khoá XIV quyết nghị dành 458 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh.

Cùng với dự án đầu tư mở rộng Trường THPT Hòn Gai, trên địa bàn tỉnh còn nhiều công trình giáo dục mới được đầu tư, nâng cấp, nhất là ở địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo. Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Bình Liêu (huyện Bình Liêu) là một trong những công trình được cụ thể hóa từ Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững kinh tế- xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Thi công từ tháng 10/2022, tổng mức đầu tư 95 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, công trình gồm nhiều hạng mục, trong đó có nhà học chính, nhà học bộ môn, nhà đa năng… Dự kiến, Trường THPT Bình Liêu đưa vào sử dụng trước thềm năm học mới 2023-2024, góp phần đảm bảo đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy, học của giáo viên, học sinh huyện miền núi biên giới Bình Liêu cũng như đáp ứng mục tiêu trường đạt chuẩn quốc gia.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký trao Bằng khen và tiền thưởng 300 triệu đồng cho em Vũ Huy Hoàng, học sinh lớp 12 tin, Trường THPT Chuyên Hạ Long đoạt Huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký trao Bằng khen và tiền thưởng 300 triệu đồng cho em Vũ Huy Hoàng, học sinh lớp 12 tin, Trường THPT Chuyên Hạ Long đoạt Huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương.

Em Tăng Minh Khuê (Lớp 11A5, Trường THPT Bình Liêu) phấn khởi cho biết: Từ lâu chúng em đã rất hâm mộ các bạn học sinh Trường THPT Hòn Gai vì có một ngôi trường mới, khang trang, kiến trúc tân cổ điển đẹp bậc nhất Quảng Ninh và cả nước. Và đến nay thì trường chúng cũng đang được gấp rút hoàn thành, cũng có kiến trúc hiện đại giống như trường THPT Hòn Gai. Chỉ ít ngày nữa thôi, chúng em sẽ được học trong trường mới. Được học dưới ngôi trường tuyệt vời này chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực để chúng em phấn đấu hơn nữa trong những năm cuối cấp của mình.

Với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo, rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định hỗ trợ, đầu tư 30 trường học, đảm bảo mục tiêu mỗi huyện có một trường học công lập theo tiêu chí chất lượng cao ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông; mỗi thành phố, thị xã có một trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao. Trong đó, năm 2022, tỉnh đã bố trí ngân sách trên 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng các Trường THPT Bình Liêu (huyện Bình Liêu), THPT Ba Chẽ, Phổ thông Dân tộc Nội trú Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ). Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các trường: THPT Cẩm Phả (TP Cẩm Phả), THPT Quảng La (TP Hạ Long) với thiết kế đồng bộ, khang trang, hiện đại. Các công trình sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng trước thềm năm học 2023-2024, không chỉ mang lại diện mạo mới cho các trường, mà còn tạo môi trường tốt, phát triển toàn diện cho học sinh, đáp ứng được kỳ vọng của các bậc phụ huynh cùng các tầng lớp nhân dân.


Để tạo sự công bằng trong giáo dục, giúp mọi học sinh được thụ hưởng môi trường giáo dục tốt nhất, trên cơ sở mở rộng các chính sách hỗ trợ của Trung ương, nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu tiên phát triển giáo dục mũi nhọn, hỗ trợ cho học sinh vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, diện có hoàn cảnh khó khăn. Những quyết sách đều có chất lượng rất cao, kịp thời, trúng và đúng được nhân dân toàn tỉnh đồng thuận. Tiêu biểu: Nghị quyết số 63-NQ/HĐND (ngày 9/12/2021) của HĐND tỉnh quy định chế độ thưởng, hỗ trợ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh Quảng Ninh và một số chính sách ưu đãi đối với Trường THPT Chuyên Hạ Long từ năm học 2021-2022 đến năm học 2025-2026 tạo động lực cho phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ngày càng phát triển.

Trường THPT Hòn Gai (TP Hạ Long) được đầu tư cải tạo, xây mới khang trang, kiến trúc ấn tượng.

Trường THPT Hòn Gai (TP Hạ Long) được đầu tư cải tạo, xây mới khang trang, kiến trúc ấn tượng.

Tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh tổ chức cuối tháng 8/2022, đã thông qua Nghị quyết về hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh trong năm học 2022-2023. Số lượng học sinh được hưởng chính sách lên tới trên 225.300 người, với kinh phí khoảng 458 tỷ đồng. Đây là năm học thứ hai liên tiếp tỉnh Quảng Ninh có chính sách này, tiếp tục khẳng định sự quan tâm, đầu tư rất lớn của tỉnh dành cho sự nghiệp giáo dục, hướng đến một nền giáo dục toàn dân, mọi học sinh đều bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất.

Đánh giá về những chính sách của tỉnh, chị Trương Thị Thu Phương (phường Hồng Gai, TP Hạ Long) cho biết: Trong bối cảnh phải chi cho công tác phòng chống dịch rất tốn kém, nhưng tỉnh vẫn có những chính sách đầy tính nhân văn dành cho người dân. 2 năm liên tiếp hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh một lần nữa khẳng định sự quan tâm, đầu tư rất lớn của tỉnh cho sự nghiệp giáo dục, hướng đến một nền giáo dục toàn dân, đảm bảo cho mọi học sinh đều bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với giáo dục. Là phụ huynh tôi rất cảm động với sự quan tâm của tỉnh, bởi dịch Covid-19 đã khiến cho không ít người mất việc làm, tạm dừng kinh doanh. Việc hỗ trợ học phí đã chia sẻ vất vả, khó khăn với ngành giáo dục nói chung, gia đình phụ huynh học sinh nói riêng.

Giai đoạn 2015-2020, quy mô lực lượng lao động tỉnh Quảng Ninh không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình 1,02%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp có bước giảm rõ rệt từ 4,61% xuống còn 2,85%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được cấp chứng chỉ của tỉnh tăng từ 35,2% lên 43% trong suốt giai đoạn (tỷ lệ này của cả nước chỉ dao động trong khoảng từ 15,3% đến 23,7%). Tuy có những chuyển biến tích cực, nhưng số lượng người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh có mong muốn đi làm nhưng không đủ điều kiện tuyển dụng hoặc chưa chọn được công việc như mong muốn dẫn đến thất nghiệp vẫn cao hơn trung bình cả nước. Bên cạnh đó, xét theo tiêu chí tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, Quảng Ninh vẫn thấp hơn một số tỉnh phát triển khác trên cả nước. Năm 2021, con số thiếu hụt lao động của tỉnh là 51,16 nghìn người. Đánh giá của các ngành cho thấy, dự báo, tổng số lao động thiếu hụt của tỉnh sẽ đạt khoảng 167,62 nghìn người vào năm 2030.

Đội thi của Trường THPT Chuyên Hạ Long đoạt Huy chương đồng tại Kỳ thi Quốc tế về khoa học đời sống - Global Competition for Life Sciences (viết tắt là GLOCOLIS 2021)

Đội thi của Trường THPT Chuyên Hạ Long đoạt Huy chương đồng tại Kỳ thi Quốc tế về khoa học đời sống - Global Competition for Life Sciences (viết tắt là GLOCOLIS 2021)

Đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số, ngay đầu nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/HĐND (ngày 27/8/2021) về việc quy định chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, đưa những trường này trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, sinh viên theo học các ngành của Trường Đại học Hạ Long, như: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nuôi trồng thủy sản… được hưởng mức hỗ trợ tối đa lên tới trên 200 triệu đồng trong 4 năm học. Qua đó, tạo điều kiện cho học sinh học khá, giỏi hoặc kinh tế gia đình thu nhập không cao yên tâm theo học tại Trường và ở lại Quảng Ninh để làm việc. Tỉnh cũng có những chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc; chi cho giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; tạo nguồn giảng viên tiếng Nhật; hỗ trợ khuyến khích học tập sinh viên... cho nhà trường. Qua đó, đã góp phần tạo nguồn giảng viên chất lượng cao, đảm bảo việc mở hơn chục mã ngành đào tạo hệ đại học, khuyến khích sinh viên học tập và phấn đấu đạt thành tích cao. Tổng quy mô người học của tất cả các hệ, hình thức đào tạo của trường đến nay đã đạt trên 7.000 học sinh, sinh viên.

Cùng với xây dựng, phát triển Trường Đại học Hạ Long, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh vào tháng 10/2023, đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác đào tạo các nghề cần thiết cho sự phát triển KTXH của tỉnh ở trình độ trung cấp, cao đẳng, trong đó có nhóm nghề công nghiệp chế biến – chế tạo – động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên theo học tại đây cũng được hưởng các chính sách ưu đãi về đào tạo, với mức hỗ trợ tối đa lên đến 135 triệu đồng/người. Đây là “đòn bẩy” để Trường không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trở thành trường cao đẳng chất lượng cao, đào tạo đa ngành, ba cấp trình độ, với các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh, chia sẻ: Song hành với quá trình đổi mới của tỉnh, giáo dục Quảng Ninh đã và đang có những bước tiến, phát triển đáng tự hào, tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với nhanh chóng tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dành những nguồn lực cao nhất cho GD&ĐT, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đưa giáo dục Quảng Ninh nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục, đào tạo; một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng, tỉnh học tập tham gia mạng lưới thành phố/tỉnh học tập toàn cầu UNESCO.

Toàn cảnh Cơ sở 1, Trường Đại học Hạ Long (TP Uông Bí).

Toàn cảnh Cơ sở 1, Trường Đại học Hạ Long (TP Uông Bí).

Sinh viên Trường Đại học Hạ Long học ngoại ngữ với giảng viên nước ngoài.

Sinh viên Trường Đại học Hạ Long học ngoại ngữ với giảng viên nước ngoài.

Ngày xuất bản: 26.7.2023
Thực hiện: Hoàng Nga
Trình bày: Vũ Đức