Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 05/11/2024 02:19 (GMT +7)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thảo luận về Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội
Thứ 3, 28/05/2013 | 11:18:40 [GMT +7] A A
Tại phiên thảo luận ở tổ tại kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu (ĐB) tham gia làm rõ thêm về Báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011. Tham gia vào phiên thảo luận tại tổ, ĐB Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khóa XIII) đã có nhiều ý kiến tham gia đánh giá về Báo cáo này.
Trước hết là về việc về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đầu năm 2013, ĐB Phạm Bình Minh cho rằng, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đạt được mục tiêu này, Cụ thể là: Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, chỉ số giá (trong tháng 4) tăng nhẹ so với tháng trước (tăng 0,02%), là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 4 năm qua. (mặt trái là cầu quá thấp); lãi suất huy động giảm nhẹ, ổn định, lãi suất cho vay không biến động nhiều, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng cao; hiện tượng dư thừa thanh khoản (tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 1,44% so với tháng 12/2012). Mặt trái của vấn đề này theo ĐB Phạm Bình Minh là do cho vay khó khăn.Về tổng sản phẩm trong nước, theo ĐB Phạm Bình Minh thì GDP quí I tăng 4,89%, đạt mục tiêu đề ra là cao hơn cùng kỳ năm trước (4,75%), trong đó, một số sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng khám, hàng tồn kho giảm dần. Sở dĩ có tình trạng này, theo ĐB Phạm Bình Minh là do ta đang phải tập trung cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chấp nhận tăng trưởng thấp. Cùng với đó, ĐB Phạm Bình Minh cũng chỉ rõ những tồn tại, khó khăn trong những tháng đầu năm nay. Trước hết là khó khăn trong công tác xuất nhập khẩu. Vì 4 tháng đầu năm xuất nhập đều tăng so với cùng kỳ năm trước (xuất khẩu tăng 16%, nhập khẩu tăng 17%), nhưng so với tháng 3 năm 2013 thì xuất khẩu giảm 12%, nhập khẩu giảm 7,6% và đã bắt đầu phải nhập siêu. Thứ 2 là về thu, chi ngân sách đạt thấp. Tổng thu ngân sách Nhà nước luỹ kế đến ngày 15-4 bằng 24,7% dự toán (thấp hơn yêu cầu dự toán). Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến àm chậm thực hiện cải cách tiền lương. Về chi ngân sách (giải ngân cho đầu tư) chỉ đạt 18,5%. Tăng trưởng tín dụng yếu hơn các năm trước (tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm hầu như bằng 0 là 0,03%). Đây là hai yếu tố quyết định cho việc khôi phục tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Tổng mức đầu tư xã hội giảm. Nếu như năm 2008 chiếm 43,1%, năm 2012 chỉ còn 33,5%, nhưng đến quí I năm nay đã rút xuống chỉ còn 29,6%. Vấn đề về vốn FDI trong 4 tháng 2013 tăng 3,9% so với cùng kỳ, theo ĐB Phạm Bình Minh thì mặc dù vậy, số dự án cấp phép mới đều giảm so với cùng kỳ năm trước (số cấp phép mới giảm 10,5%)
Không chỉ đưa ra nhận định về những vấn đề vĩ mô, ĐB Phạm Bình Minh còn đánh giá kỹ về các lĩnh vực phát triển kinh tế. Theo ĐB Phạm Bình Minh thì tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản tuy tiếp tục phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt tăng trưởng chậm của nông nghiệp là điều đáng lo ngại, xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thuỷ sản đang có sự sụt giảm về số lượng cũng như giá cả. Về du lịch thì khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng 2013 giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Còn về thương mại thì ta đang cùng lúc đàm phán hiệp định thương mại tự do với châu Âu, Hàn Quốc, với 9 nước châu Á-Thái bình dương (TPP), khối hải quan Nga-Belarus-Kazastan, khuôn khổ đối tác kinh tế khu vực toàn diện (giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Newzeland.
Về chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay, có những ý kiến cho rằng cần đánh giá mặt trái của các công cụ chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nên theo ĐB Phạm Bình Minh, Việt Nam vẫn phải tiếp tục các chính sách này. Đánh giá về công tác ngoại giao, quốc phòng-an ninh và bảo đảm ổn định chính trị xã hội, ĐB Phạm Bình Minh cho rằng, năm 2012 là năm quan hệ đối ngoại mở rộng với 49 đoàn cấp cao đến Việt Nam và đều đánh giá nước ta có nhiều tiềm năng kinh ta. Việt Nam cũng có tới 37 đoàn đi ra nước ngoài. Hoạt động này cho thấy, Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ với các nước ngày càng đi vào chiều sâu hơn. Điển hình là đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Italia; quan hệ với châu Âu, Anh; sẽ tiếp tục nâng quan hệ lên đối tác chiến lược với Pháp, Thái Lan, Indonesia và Singapore, đồng thời xây dựng đoàn kết, củng cố lập trường trong ASEAN...
Đánh giá bước đầu tái cơ cấu kinh tế, ĐB Phạm Bình Minh cũng đưa ra nhiều ý kiến xác đáng. Về tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, ĐBP Phạm Bình Minh cho rằng, về tái cơ cấu đầu tư công thì qua rà soát số vốn trong nước nguồn ngân sách Nhà nước bố trí đúng quy định chiếm tới 95,6% tổng số vốn rà soát; số vốn trái phiếu Chính phủ bố trí đúng quy định chiếm 99,7% tổng số vốn kế hoạch năm 2013. Tất cả các quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư phát triển đã được bố trí vốn tập trung hơn. Trong năm qua đã có nhiều công trình quan trọng thuộc các ngành, lĩnh vực, như: giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, các chương trình mục tiêu quốc gia và xoá đói giảm nghèo... hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, ĐB Phạm Bình Minh cũng cho rằng việc cân đối ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển ngày càng hạn hẹp, trong khi đó, yếu tố tăng giá vật tư, thiết bị, tiền lương, tiền công, chi phí giải phóng mặt bằng,...Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, ĐB Phạm Bình Minh cho rằng đã tập trung đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản; xây dựng và tổ chức triển khai phương án cơ cấu lại, trong đó ưu tiên xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hoạt động, hệ thống quản trị...Đặc biệt là đã cơ cấu đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.
Cùng với những vấn đề nói trên, ĐB Phạm Bình Minh còn tham gia về vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; đề nghị Chính phủ có chính sách phù hợp hơn nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước; công tác cải cách hành chính, vấn đề nợ công.
Quang Minh
Liên kết website
Ý kiến ()