Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 03:52 (GMT +7)
Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Thứ 3, 19/10/2021 | 10:18:18 [GMT +7] A A
Cảm lạnh là một trong những căn bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở miền Bắc nước ta, nhất là ở thời điểm chuyển mùa mưa nắng thất thường như hiện nay.
1. Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên như mũi và họng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người mắc.
Có rất nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh, nhưng rhinovirus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Và chính cũng là nhóm virus gây kích thích bởi các đợt hen cấp và nhiễm trùng, viêm tai, xoang.
Ở hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi và phục hồi sau khoảng 3-7 ngày. Triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng hơn và kéo dài hơn ở những bệnh nhân có hút thuốc hoặc hệ miễn dịch suy giảm.
2. Phân biệt bệnh cúm với cảm lạnh
Rất nhiều người bị nhầm giữa cảm lạnh và cảm cúm bởi chúng đều là các bệnh hô hấp và có những đặc điểm gần giống nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng bệnh này hoàn toàn khác nhau cả về cả tác nhân gây bệnh cũng như những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người.
-
Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Còn cảm cúm lại do các loại virus cúm A và B… gây bệnh.
-
Cảm lạnh cũng ít có triệu chứng nghiêm trọng hơn so với bệnh cúm.
-
Khi bị cảm lạnh thông thường sẽ làm ảnh hưởng tới xoang, mũi hoặc họng, với các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi chỉ sau vài ngày đến một tuần.
-
Tuy nhiên, bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, xoang, viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Cảm lạnh triệu chứng ra sao?
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng người. bao gồm:
-
Cảm lạnh kèm theo viêm họng
-
Cảm lạnh và nghẹt hoặc sổ mũi: sổ mũi có dịch màu vàng hoặc xanh
-
Có thể có ho, đau đầu, hắt xì. Cơ thể mệt mỏi, đau nhức nhẹ, có thể có sốt nhẹ, cảm thấy có áp lực trong tai và mặt; sưng hạch bạch huyết; mất vị giác tạm thời, chảy nước mắt, có thể khó thở…
-
Thường các triệu chứng sẽ kéo dài từ 3-7 ngày. Trong 3 ngày đầu sẽ dễ lây nhiễm cho người khác nhất.
4. Đến khám bác sĩ khi nào?
- Ở người lớn: khi thấy sốt cao và kéo dài, thở khò khè hoặc khó thở; đau đầu kèm đau họng, xoang trầm trọng
- Ở trẻ em cần đưa đi khám ngay nếu trẻ bị sốt trên 38°C, sốt tăng và kéo dài không có cải thiện tốt lên; trẻ Thở khò khè có biểu hiện đau tai, chán ăn và buồn ngủ bất thường…
5. Ai dễ bị cảm lạnh?
Vì cảm lạnh do virus xâm nhập vào cơ thể gây nên vì thế nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho không che miệng. Virus này cũng có khả năng lây khi dùng chung đồ vật với người bị bệnh
Các yếu tố có thể làm tăng khả năng bị cảm lạnh:
- Trẻ em dưới 6 tuổi hay bị cảm lạnh nhất;
- Những người có miễn dịch kém: bệnh nhân bệnh mắc bệnh mãn tính có miễn dịch bị suy yếu sẽ dễ bị cảm lạnh;
- Mùa mưa, mùa thu và mùa đông lạnh dễ làm trẻ em và người già nhiễm cảm lạnh nhất;
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh.
6. Cảm lạnh có nguy hiểm?
Tuy là bệnh lành tính không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời:
-
Gây nhiễm trùng như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
-
Có thể làm tái phát các cơn hen suyễn ở những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn.
-
Viêm xoang, viêm tai giữa cấp tính ở cả người lớn và trẻ em.
7. Phòng ngừa cảm lạnh
Có thể phòng ngừa được cảm lạnh bằng cách:
-
Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay hoặc xà phòng diệt khuẩn; Khử trùng các vật dụng: vệ sinh bếp, mặt bàn, đồ dùng, đồ chơi… bằng chất khử trùng khi nhà bạn đang có người bị cảm;
-
Dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi; không dùng chung đồ với người bị bệnh;
-
Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh;
-
Vệ sinh cá nhân, súc họng thường xuyên;
-
Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin, tập thể dục nâng cao đề kháng, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước… và kiểm soát tâm lý tránh stress có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()