Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 13:05 (GMT +7)
Cẩm Phả chú trọng bảo tồn các di tích lịch sử
Chủ nhật, 25/08/2024 | 14:02:04 [GMT +7] A A
Những năm qua, TP Cẩm Phả rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá công nhân mỏ, các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống trên địa bàn.
Hiện nay, trên địa bàn TP Cẩm Phả có 25 di tích, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 3 di tích cấp quốc gia, 5 di tích cấp tỉnh và 16 di tích đã được kiểm kê phân loại. Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào cuối năm 2017 đã triển khai dự án quy hoạch chi tiết đối với các hạng mục phục dựng đền Trung, di dời, xây dựng tượng đài Trần Quốc Tảng, xây dựng lầu Trống, hạ tầng kỹ thuật phụ trợ với kinh phí trên 15 tỷ đồng. Công tác GPMB, nhà bia ghi tên các liệt sĩ phường Cửa Ông và các hạng mục phụ trợ thuộc khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông trị giá trên 300 tỷ đồng. Hạng mục tu bổ đền Cả với tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
TP Cẩm Phả tiến hành tu bổ Cụm di tích đình nghè Cẩm Hải với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Đồng thời phối hợp với các đơn vị ngành Than quản lý di tích địa điểm Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai với giá trị trên 10 tỷ đồng. Các di tích khác cũng được quan tâm tu bổ, bảo quản, sửa chữa thường xuyên bằng nguồn xã hội hóa.
Bên cạnh công tác tu bổ, công tác quản lý di tích được TP Cẩm Phả quan tâm và kiện toàn. Trong đó, thành phố đã kiện toàn Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên vào tháng 12/2019 là đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý của thành phố. Các di tích khác trên địa bàn đều đã thành lập ban quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tổ chức quản lý đảm bảo an toàn, cơ bản đã phát huy giá trị văn hóa di tích.
Năm 2021, TP Cẩm Phả chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng Đề án “Quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. Điều này nhằm cung cấp hệ thống thông tin về tài nguyên văn hóa phục vụ công tác quản lý di tích. Đồng thời, xây dựng kế hoạch dài hạn để quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng, từ đó tạo ra động lực phát triển của đô thị và du lịch dịch vụ, xây dựng một TP Cẩm Phả phát triển xanh, bền vững trong tương lai.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể, thành phố luôn quan tâm đến công tác bảo tồn loại hình lễ hội truyền thống như: Lễ hội Đền Cửa Ông, lễ hội đình Cẩm Hải. Trong đó, Lễ hội Đền Cửa Ông đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016. Công tác quản lý, bảo tồn cũng như tổ chức các lễ hội đã phát huy giá trị lịch sử, tri ân, tưởng nhớ công lao của những người có công với dân, với nước; là dịp để mỗi người thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm công dân đối với quê hương, đất nước và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa.
Đối với hát soọng cô của người Sán Dìu, hay như các di sản văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số, hát chèo cổ của người Kinh, các nghề truyền thống, các tri thức dân gian như: Rao tổ tôm điếm, têm trầu cánh phượng, các bài thuốc quý... cũng được coi trọng.
Qua kiểm kê ghi nhận, trên địa bàn thành phố có 40 di sản văn hóa phi vật thể. Từ năm 2018 đến nay, thành phố đã thành lập được 5 CLB văn nghệ dân gian để truyền dạy cho các thế hệ con cháu học và giữ gìn văn hóa truyền thống. Cụ thể như: Phường Quang Hanh thành lập 2 CLB hát soọng cô, xã Dương Huy có 1 CLB hát soọng cô; phường Cẩm Bình và Cẩm Trung đã thành lập các CLB đàn hát dân ca với tổng số 114 hội viên.
Phạm Học
- Ứng dụng công nghệ VR 360 tạo trải nghiệm mới tại Di tích Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô
- Chuyên gia UNESCO thẩm định thực địa Khu di tích lịch sử Bạch Đằng
- Chuyên gia ICOMOS thẩm định thực địa tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử
- Bảo tồn và phát huy giá trị di tích ngành Than trên địa bàn TP Cẩm Phả
- Phát huy giá trị di tích ngành than
Liên kết website
Ý kiến ()