Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 08:40 (GMT +7)
Chìa khoá cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam
Thứ 6, 26/04/2024 | 10:26:23 [GMT +7] A A
Chuyển đổi sang hệ thống chiếu sáng xanh có thể được xem là bước tiên phong, nền tảng, nhanh chóng, dễ thực hiện, thuận tiện đo lường trên hành trình chuyển đổi xanh với nhiều hạng mục khác nhau. Trong đó, đổi mới công nghệ chiếu sáng trong nhà máy là một trong những giải pháp nhanh và hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành dệt may.
Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt khoảng 40,3 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2022 và thấp hơn khá nhiều mục tiêu ban đầu ngành đặt ra là đạt 47 - 48 tỷ USD. Ngoài việc đơn hàng sụt giảm, đơn giá sản xuất cũng giảm bình quân 30%, thậm chí có một số chủng loại giảm đến 50%.
Trong xu hướng cạnh tranh mang tính toàn cầu của ngành dệt may, ngoài những vấn đề suy thoái kinh tế, nguồn lao động, chiến tranh, vốn... ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã lưu ý việc chuyển đổi xanh trong ngành may mặc khi phải cạnh tranh với 104 thị trường xuất khẩu, trong đó có các thị trường như châu Phi, Nga, Ấn Độ... Đặc biệt là Bangladesh – một trong những nước đang thực hiện chuyển đổi xanh khá tốt.
Trong năm 2023, một số đơn hàng của nước ta đã về tay Bangladesh vì quốc gia may mặc này đã xanh hoá chuỗi cung ứng nhanh chóng. Cụ thể, Bangladesh có tới 153 nhà máy đạt chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường), họ cũng có 500 nhà máy hiện đang nộp hồ sơ để nhận chứng nhận này.
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vista) cho biết, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 53 quốc gia. Tuy nhiên, các FTA thế hệ mới cũng đặt ra thách thức khi yêu cầu về tăng trưởng xanh ngày càng khắt khe. Có đến hơn 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh để đạt các chứng chỉ xanh uy tín như chứng chỉ LEED, LOTUS. Đặc biệt, trong bối cảnh các thị trường lớn như EU siết chặt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
“Một trong những hạng mục đánh giá quan trọng của chứng nhận công trình xanh LEED từ Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ hay chứng nhận tòa nhà xanh LOTUS của Hội Đồng Công Trình Xanh Việt Nam là hạng mục năng lượng, trong đó chiếu sáng đóng một vai trò lớn. Chiếu sáng xanh, chiếu sáng thông minh… là những giải pháp xây dựng công trình xanh nhanh chóng và dễ thực hiện, có thể đo lường và định lượng hóa", Kiến trúc sư Vũ Linh Quang, Giám đốc Điều hành ARDOR Green, Thành viên BGĐ Hội đồng Công Trình Xanh Việt Nam cho biết.
Chuyển đổi sang hệ thống chiếu sáng xanh có thể được xem là bước tiên phong, nền tảng, nhanh chóng, dễ thực hiện, thuận tiện đo lường trên hành trình chuyển đổi xanh với nhiều hạng mục khác nhau. Đó chính là lý do mà Tổng công ty may Nhà Bè đã thay thế đèn TL5 truyền thống tại 2 phân xưởng sản xuất của Tổng công ty thành 3.000 bóng đèn Philips MAS LEDtube 1200mm UO 14.7W 865 T8.
Trên thực tế, đổi mới công nghệ chiếu sáng trong nhà máy cũng là một trong những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh. “Nhiều nhà máy của May Nhà Bè đang sử dụng đèn huỳnh quang truyền thống cũng như đèn LED từ nhiều thương hiệu khác nhau nên quá trình chuyển đổi gặp không ít thách thức khi thuyết phục chủ đầu tư chọn các giải pháp chiếu sáng mang thương hiệu Philips. Trên thực tế, giải pháp thay thế cần phải chứng minh được những lợi ích vượt trội mà nó mang lại cho chủ đầu tư trong giai đoạn ngắn cũng như dài hạn”, ông Nguyễn Ngọc Hào, Giám đốc Công ty Thiết bị điện Trường Sơn – đơn vị tư vấn và thi công giải pháp chiếu sáng LED tiên tiến của Signify (tên công ty mới của Philips Lighting) cho Tổng Công ty May Nhà Bè nhận định.
Ông Nguyễn Ngọc Lân, Tổng Giám đốc Tổng Công ty may Nhà Bè cho rằng: “Tiết kiệm điện chiếu sáng là một yêu cầu cốt lõi của Chương trình Tiết Kiệm Điện quốc gia, đồng thời là cơ sở quan trọng để cắt giảm chi phí sản xuất và tạo ra các sản phẩm xanh hóa, thân thiện với môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Chúng tôi quyết định chọn Signify vì đây là một thương hiệu toàn cầu đã khẳng định được các giá trị về chất lượng và tính bền vững”.
Theo ông Khổng Tiến Thức, Quản lý bộ phận thí nghiệm và đánh giá của May Nhà Bè, việc sử dụng bóng đèn LED Philips 14.7 watt thay cho đèn TL5 truyền thống giúp Tổng công ty tiết kiệm được khoảng 22% điện năng tiêu thụ tại 2 phân xưởng sản xuất.
Ông Phùng Hoài Dương, Tổng giám đốc Signify Việt Nam cho biết: “Các giải pháp chiếu sáng xanh, chiếu sáng thông minh của Signify tự tin đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi xanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể đóng góp vào xu thế chung của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Theo baotintuc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()