Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 21/11/2024 21:27 (GMT +7)
Chia sẻ trí tuệ, cùng nhau phát triển
Thứ 5, 20/03/2014 | 17:39:37 [GMT +7] A A
Phát biểu chào mừng của GS. Đào Nhất Đào, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc - Đại học Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) tại Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và cơ hội.
Được trở lại Vịnh Hạ Long xinh đẹp một lần nữa, tôi cảm thấy vô cùng thân thiết. Sự nhiệt tình, chu đáo của các bạn chủ nhà khiến chúng tôi cảm nhận được tình bạn hữu hảo và quý trọng của các bạn. Khách đến như được về nhà.
Trước tiên, tôi thay mặt Đại học Thâm Quyến và cơ sở nghiên cứu trọng điểm khoa học xã hội nhân văn của Bộ Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc gửi tới Hội thảo phát triển đặc khu kinh tế thế giới lần thứ nhất lời chúc mừng nồng nhiệt!
Đây là kết quả hợp tác hữu nghị giữa Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc - Đại học Thâm Quyến và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam; đồng thời cũng thể hiện thành quả của tỉnh Quảng Ninh đối với sự kiên định cải cách mở cửa, đổi mới tư duy, giải phóng tư tưởng, hoài bão và trí tuệ sáng tạo, tìm tòi con đường và cách thức phát triển kinh tế - xã hội.
Tôi tin tưởng rằng Hội thảo lần này được tổ chức, thông qua việc chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân hình thành, cách thức phát triển, con đường đi lên và tác dụng dẫn dắt phát triển kinh tế đất nước của các đặc khu kinh tế trên thế giới, trong đó có đặc khu kinh tế của Trung Quốc, thảo luận và nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập đặc khu kinh tế tại Quảng Ninh, Việt Nam, sẽ giúp chúng ta định nghĩa được chức năng của đặc khu kinh tế từ những góc nhìn khác nhau, từ đó đưa ra dẫn chứng xác thực phong phú hơn cho việc thăm dò lựa chọn con đường hiện đại hóa thực hiện và cách thức phát triển kinh tế đối với các quốc gia mới có nền kinh tế thị trường.
Vì vậy, Hội thảo lần này vừa là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, hơn nữa là cơ hội cọ xát và dung hòa tư tưởng cùng nhau mưu cầu phát triển, cùng nhau phồn vinh. Tôi tin rằng kết quả tư tưởng mà nó đem lại không chỉ hữu ích cho sự phát triển xã hội và xây dựng đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, cũng còn hữu ích cho việc nghiên cứu lí luận mở rộng, làm phong phú đặc khu kinh tế trên thế giới, đưa ra những kinh nghiệm có thể học hỏi và con đường lựa chọn cho các quốc gia mới có nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc.
Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, Đại học Thâm Quyến, là cơ sở nghiên cứu trọng điểm khoa học xã hội nhân văn của Bộ giáo dục Trung Quốc – một cơ sở học thuật nghiên cứu các vấn đề về đặc khu kinh tế, những năm gần đây lĩnh vực nghiên cứu đã mở rộng đến các chủ đề như con đường của Trung Quốc, lịch sử đặc khu kinh tế Trung Quốc, lịch sử cải cách mở cửa Trung Quốc, nghiên cứu so sánh con đường phát triển nền kinh tế thị trường mới.
Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, Đại học Thâm Quyến mỗi năm xuất bản, phát hành “Báo cáo phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc” (tức sách bìa xanh), vừa là báo cáo uy tín để nhân dân trong và ngoài nước tìm hiểu về những nét mới và các vấn đề tồn tại của tình hình, xu thế phát triển, cơ chế đặc khu kinh tế, vừa là nguồn sử liệu quan trọng trong việc nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc.
Đồng thời, “sách bìa xanh” còn phản ánh kịp thời và phân tích, luận bàn về bố trí và chuyển đổi chiến lược phát triển tổng thể các thời kỳ và giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước. Như ý nghĩa chiến lược của việc chuyển dịch, bố trí chiến lược phát triển kinh tế từ mở cửa vùng ven biển đến mở cửa vùng biên giới và thiết lập các đặc khu kinh tế mới nổi như Kashi, Khorgos, Đồ Môn Giang…
rung tâm phát hành tạp chí “Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc” bằng tiếng Anh và tiếng Trung, được các học giả trong ngoài nước rất quan tâm, đây là sản phẩm xuất bản học thuật có độ mở rất cao, nó tập hợp thành quả nghiên cứu, suy nghĩ của các học giả, quan chức hoặc CEO các đặc khu kinh tế hoặc khu tập trung trong ngoài nước về chính sách, chiến lược và con đường, cách thức phát triển của các đặc khu kinh tế. “Hội thảo quốc tế về đặc khu kinh tế Trung Quốc” của Trung tâm trở thành Hội thảo học thuật ngày càng quốc tế hóa, có sức ảnh hưởng lớn, được học giả, quan chức trong ngoài nước quan tâm sâu sắc, tích cực tham gia.
Các học giả, quan chức và CEO đến từ các nước như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Phi, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia, Indonesia đều từng tham dự Hội thảo và phát biểu ý kiến, đồng thời Hội thảo này cũng nhận được sự ủng hộ, tham gia và quan tâm của Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng phát triển Á Châu, Cơ quan hợp tác quốc tế Đức GIZ và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Năm nay, trên cơ sở “Hội thảo quốc tế đặc khu kinh tế Trung Quốc”, chúng tôi đã tổ chức “Hội thảo phát triển đặc khu kinh tế thế giới”, dưới sự ủng hộ to lớn và khởi xướng, dẫn dắt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, đặc biệt là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính.
“Hội thảo phát triển đặc khu kinh tế thế giới” lần đầu tiên vô cùng vinh hạnh được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, chúng tôi bày tỏ sự kính trọng chân thành đối với tinh thần quyết tâm cải cách, tích cực học tập, ý chí không ngừng tiến lên phía trước và lý luận mở cửa, tầm nhìn quốc tế hóa và trí tuệ chính trị nhìn xa trông rộng. Hai năm trở lại đây, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, Đại học Thâm Quyến ngày càng chặt chẽ.
Đồng chí Bí thư Phạm Minh Chính và đồng chí Phó Bí thư Đỗ Thị Hoàng đều đã từng đích thân đến thăm Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, Đại học Thâm Quyến. Đồng chí Bí thư Phạm Minh Chính còn đích thân dẫn đoàn tham dự “Hội thảo quốc tế đặc khu kinh tế Trung Quốc” tổ chức tại Kashi, Tân Cương, Trung Quốc năm ngoái. Ngoài ra, các học giả chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc cũng đã nhiều lần nhận lời mời đến thăm tỉnh Quảng Ninh. Đoàn nghiên cứu, học tập, khảo sát đặc khu kinh tế Thâm Quyến của tỉnh Quảng Ninh cũng đến Thâm Quyến học tập, khảo sát nửa tháng.
Trước khi đến Quảng Ninh, Việt Nam, tôi được biết đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Trung Quốc sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 4 năm nay, và ký kết thỏa thuận hợp tác với Việt Nam. Nhận lời mời của Tỉnh ủy Quảng Đông, Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc đã đệ trình lên Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Quảng Đông bản “Thỏa thuận hợp tác chiến lược giao lưu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cán bộ và bồi dưỡng nhân tài với tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam”, thỏa thuận hợp tác chiến lược này được đưa ra trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc mà tôi và đồng chí Bí thư Phạm Minh Chính ký kết năm ngoái, bao gồm 4 nội dung.
Thứ nhất, cùng với tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam tổ chức không định kỳ “Hội thảo phát triển đặc khu kinh tế thế giới”.
Thứ hai, thành lập “Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế thế giới (Quảng Ninh)” tại Quảng Ninh, Việt Nam, là nơi ủng hộ và trợ giúp về trí lực cho các học giả chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc và học giả của các quốc gia khác tham gia xây dựng, phát triển, quy hoạch và chế định chính sách của đặc khu kinh tế tại Quảng Ninh.
Thứ ba, cung cấp đào tạo lý luận và khảo sát đặc khu cho cán bộ tỉnh Quảng Ninh.
Thứ tư, mỗi năm cấp cho tỉnh Quảng Ninh 2 chỉ tiêu đào tạo sau tiến sĩ với trợ cấp toàn phần. Nếu thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa chúng tôi và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam có thể được chọn vào trong khung tổng thể của thỏa thuận chiến lược giữa tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với Việt Nam, tất cả những mục hợp tác của chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ và tài trợ từ các cơ quan hữu quan của Chính phủ Trung Quốc.
Đây là quan hệ hợp tác chiến lược ưu đãi nhau, cùng có lợi. Chúng tôi hy vọng có thể nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của Tỉnh ủy Quảng Ninh, đặc biệt là của đồng chí Bí thư Phạm Minh Chính, và thông qua con đường chính thức truyền đạt tới cơ quan hữu quan Trung - Việt. Đương nhiên, hai bên vẫn có thể thương lượng kỹ hơn và sửa đổi hoàn thiện nội dung thỏa thuận hợp tác.
Tôi cho rằng, chia sẻ trí tuệ, cùng nhau phồn vinh là mục tiêu và tôn chỉ phát triển hòa bình của nhân loại, cũng là mục tiêu và tôn chỉ của Hội thảo phát triển đặc khu kinh tế thế giới mà chúng tôi tổ chức. Hội thảo phát triển đặc khu kinh tế thế giới lần này là Hội thảo lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long xinh đẹp với sức hấp dẫn và sự lan tỏa sẽ luôn thu hút học giả trong và ngoài nước đến đây, chia sẻ tư duy để phát triển, tìm tòi để thịnh vượng, sáng tạo để giàu có, cùng phồn vinh.
Cuối cùng, tôi xin chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn các quý vị!
Liên kết website
Ý kiến ()