Con đường từ Khánh Hòa sang Phú Yên du khách chắc chắn sẽ qua đảo Điệp Sơn, một nơi từng rất nổi tiếng với con đường thủy đạo nối liền 3 đảo nhỏ chỉ xuất hiện khi nước rút xuống. Đảo Điệp Sơn nằm trong vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, dân địa phương còn gọi là đảo Hòn Bịp, dù nằm giữa biển khơi nhưng du khách vẫn có thể đi bộ tới vì có con đường cát "xuyên biển" độc đáo. Cung đường đi bán đảo Đầm Môn hướng ra cực Đông Việt Nam là Mũi Đôi thuộc xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Mũi Đôi có tên khác là Mũi Bà Dầu, là nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên dải đất hình chữ S. Chinh phục Mũi Đôi chính là một trong những thử thách mà hầu hết người yêu du lịch đều muốn vượt qua. Tiếp tục cung đường hướng sang Phú Yên, blogger Quỷ Cốc Tử dừng chân ở hải đăng Đại Lãnh. Để tới đây hầu như mọi người phải đi bộ 1 km đường mòn lên núi và leo thêm 100 bậc thang gỗ trong tháp hải đăng. Đứng từ đỉnh tháp sẽ được phóng tầm mắt ra xung quanh một bên là biển rộng mênh mông, một bên là trùng điệp núi non. Góc nhìn hải đăng Đại Lãnh từ xa, phía dưới là Bãi Môn. Không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, Bãi Môn - Mũi Điện còn là di tích thắng cảnh cấp quốc gia của tỉnh Phú Yên. Cảnh sắc Bãi Môn hài hòa giữa biển và núi, biển hoang sơ hiếm thấy với làn nước trong xanh màu ngọc bích và bờ cát mịn màng, quyến rũ. Một trong những điểm du lịch hấp dẫn khác của xứ "hoa vàng cỏ xanh" Phú Yên là Hòn Yến. Đảo nằm cách TP Tuy Hòa hơn 20 km, thuộc thôn Nhơn Hội, huyện Tuy An. Nơi đây thu hút cả du khách lẫn giới nhiếp ảnh chuyên và không chuyên bởi có những rạn san hô trên cạn đủ hình thù và màu sắc. Khoảnh khắc quen thuộc nhưng các nhiếp ảnh gia khi đến Hòn Yến khó lòng bỏ qua chính là những chiếc lưới tung rộng của ngư dân đang đánh bắt cá. Ảnh góc rộng bao quát bờ cát trắng mịn kéo dài theo bên đất liền là đường Phú Lương xuống phía bãi Trường, cầu An Hải. Trên ảnh bên phải là Quốc Lộ 1, bên trái là cầu Ông Cọp, cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Cầu bắc qua sông Bình Bá, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, thuộc huyện Tuy An và phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Chủ yếu làm từ gỗ cây phi lao, bạch đàn và thân tre già, cầu gỗ Ông Cọp dài hơn 800 m, rộng 2,3 m chỉ dành cho người đi bộ và xe máy. Một điểm đến thú vị khác mà du khách có thể trải nghiệm đi bộ trên con đường giữa biển là Nhất Tự Sơn, ở xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 50 km. Khách tới đây có thể gửi xe ở đất liền để đi bộ ra đảo trên con đường dài 300 m nằm dưới mực nước biển. Tuyến đường độc đáo này chỉ xuất hiện khi triều rút, nếu triều lên sẽ thấy biển nước mênh mông xung quanh. Một góc vịnh Xuân Đài nằm ở Vũng Lắm khi nhìn từ trên cao qua góc máy của Quỷ Cốc Tử. Xuân Đài là một vịnh lớn là di tích thắng cảnh quốc gia và có thể gọi là nơi đặt nhiều lồng bè cá nhất ở Việt Nam. Đến đây du khách được thỏa sức khám phá các điểm đến biển đảo như bãi biển ở Vũng Dông, Vũng Chào, hải đăng Gành Đèn, Gành Đỏ hay tắm biển Bãi Ôm, ra khơi khám phá cù lao Ông Xá...
Thông báo về việc tìm thân nhân ngôi mộ nằm trong ranh giới GPMB thực hiện dự án Doanh trại Ban Chỉ huy quân sự thành phố Uông Bí/Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh/Quân khu 3
Thẩm định giá chi phí In ấn phẩm đặc biệt song ngữ Việt - Anh: "Vịnh Hạ Long 30 năm hành trình và hơn thế nữa"
Công ty TNHH 1 Thành viên Nước khoáng Công đoàn Quang Hanh thông báo mời chào hàng cạnh tranh (bên mời thầu)
Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Quảng Ninh thông báo truy tìm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp
Dự thảo danh sách dự kiến tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu”, “Điển hình lao động sáng tạo”, “Tài năng trẻ về khoa học và công nghệ” tỉnh Quảng Ninh lần thứ III, năm 2024
Ý kiến ()