Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 16:45 (GMT +7)
Cước tay chân vào mùa đông phải làm sao?
Thứ 6, 26/01/2024 | 08:55:46 [GMT +7] A A
Cước tay chân vào mùa đông sẽ sưng đỏ, ngứa các ngón tay, ngón chân gây đau và khó chịu. Bệnh cước tay chân xuất hiện do nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến các vùng da khu vực này, cụ thể chính là các mạch máu ngoại vi.
Bệnh cước tay chân có xu hướng xuất hiện nhiều ở các vùng da được tưới máu ít, nhất là các đầu chi. Theo nghiên cứu ở nước ta, bệnh cước gặp nhiều vào khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, đỉnh cao vào tháng giêng, không gặp vào mùa hè và mùa thu.
Các yếu tố làm nặng bệnh cước tay chân hơn là:
-
Tiền sử gia đình có người bị bệnh tương tự.
-
Các bệnh mạch máu ngoại vi: đái tháo đường, hút thuốc, tăng mỡ máu.
-
Người gầy, suy dinh dưỡng.
-
Thay đổi hormon: cước có thể cải thiện trong thời kỳ mang thai.
-
Các bệnh mô liên kết: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, hiện tượng Raynaud. Rối loạn tủy xương.
Biểu hiện của bệnh cước tay chân do lạnh
Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện các nốt, mảng da da sưng nề, đỏ, ngứa, màu đỏ hoặc màu tím, giảm sưng sau 7-14 ngày hoặc lâu hơn. Trong trường hợp nặng có thể có bọng nước, mủ, loét. Thương tổn thỉnh thoảng có hình nhẫn, có thể trở nên dày và kéo dài vài tháng. Các vị trí hay gặp: mặt mu và mặt bên của các ngón tay, ngón chân, má gót chân, chi dưới, đùi, cổ tay trẻ em, mũi, tai.
Theo đánh giá thực tế, các nhà nghiên cứu cho thấy, những biểu hiện lâm sàng chính là thương tổn sưng nề, da màu đỏ hoặc tím (71,4%); bọng nước (21,4%) có khi giống như hình bia bắn, trợt loét và nhiễm trùng (21,4%).
Hầu hết bệnh nhân đều ngứa (100%) và đau nhức tại thương tổn (64,3%). Vị trí thương tổn chủ yếu là ở bàn tay, bàn chân. Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương cả ở bàn tay và bàn chân là 57,1%, chỉ bị ở bàn tay đơn thuần là 14,3%, ở bàn chân đơn thuần là 28,6%.
Cần xử trí cước tay chân thế nào?
Với cước thể nhẹ, có thể hoàn toàn điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau:
- Cần giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, đặc biệt là đeo găng tay và tất chân,
- Có thể ngâm tay, chân vào nước ấm, hoặc nước ấm đun với lá lốt ấm, thêm muối, gừng, ngâm trong khoảng 15 phút, duy trì 2 – 3 lần/tuần sẽ làm các mạch máu ngoại vi giãn ra, giảm các triệu chứng ngứa, đau của bệnh. Mùa đông nên thường xuyên ngâm chân vào buổi tối, trước khi đi ngủ và cũng nên massage chân bằng dầu nóng để tăng nhiệt độ cho cơ thể vào những ngày giá rét.
Không nên rửa chân tay bằng nước lạnh và chú ý là sau khi rửa chân tay xong thì chúng ta phải lau khô rồi mới mang găng tay hoặc đeo tất.
- Với trường hợp bệnh cước có mụn nước, chúng ta chỉ nên mát xa nhẹ nhàng, không nên gãi quá mạnh tránh trầy xước và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cần thiết phải đi khám. Bởi bệnh cước đáp ứng kém với các thuốc điều trị, có thể dùng kem bôi corticoid trong ít ngày để giảm ngứa và viêm, nếu có bội nhiễm, sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc dạng uống tùy mức độ nặng.
Biện pháp giảm cước tay chân vào mùa đông
Bệnh cước tay, chân không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người bị bệnh nhất là khi thời tiết lạnh. Vì vậy người dân nên lưu ý giảm thiểu tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và giữ ấm cho cơ thể thật tốt:
- Cần tránh tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ lạnh
- Luôn luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt giữ ấm cho tay, chân, mặt đồng thời luôn khô ráo.
- Khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh giá thường xuyên sử dụng găng tay, đi tất và giày ấm...
- Không hút thuốc lá vì sử dụng thuốc đồng nghĩa với sử dụng chất nicotine gây ra tình trạng co mạch ảnh hưởng đến bệnh cước tay chân.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích có thể gây ra co mạch như cafeine..
- Cần tắm với nước ấm, sau khi tắm hãy ngâm tay chân vào nước ấm gừng và muối từ 5-10 phút. Giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp lưu thông máu. Bên cạnh đó, có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước. Mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()