Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 18:12 (GMT +7)
Đái tháo đường thai kỳ: Những nguy cơ mẹ bầu cần biết
Thứ 6, 06/08/2021 | 11:04:43 [GMT +7] A A
Bệnh đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi lượng đường trong máu cao và thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 -28.
Biểu hiện và nguyên nhân bệnh đái tháo đường thai kỳ không rõ ràng
Đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng có thể cảm thấy: Khát nước và đi tiểu nhiều; Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu... Các vết thương, trầy xước thường khó lành; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức...
Nguyên nhân
Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng khi mang thai, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi mang thai, một cơ quan được gọi là nhau thai cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng và oxy, nhau thai cũng tạo ra hormone.
Vào cuối thai kỳ, các hormone estrogen, cortisol và nhau thai có thể ngăn chặn insulin. Khi insulin bị chặn sẽ gọi là kháng insulin, lúc này glucose không thể đi vào các tế bào cơ thể và tồn tại trong máu và làm cho lượng đường trong máu tăng lên.
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố rủi ro khiến cho một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn: Thừa cân và béo phì; Thiếu hoạt động thể chất; Đái tháo đường thai kỳ trước hoặc tiền đái tháo đường trước khi mang thai; Hội chứng buồng trứng đa nang; Tiền sử bệnh đái tháo đường của các thành viên trong gia đình.
Biến chứng của đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được chăm sóc và quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Có thể ảnh hưởng đến thai phụ
- Tăng nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật;
- Dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
- Dẫ bị đa ối, sẩy thai, sinh non;
- Tăng nguy cơ phải mổ lấy thai vì thai nhi quá to.
- Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong lần mang thai tiếp theo và cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khi cao tuổi.
Có thể ảnh hưởng đến thai nhi
- Lượng đường trong máu cao có thể gây ra vấn đề trên toàn cơ thể. Nó có thể làm hỏng mạch máu và dây thần kinh, gây hại cho mắt, thận và tim.
Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ;
- Cân nặng khi sinh quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở thai phụ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn, tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi chuyển dạ;
- Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở thai phụ;
- Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh ra sớm ở các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp gây khó thở ở trẻ;
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ;
- Dễ bị béo phì và mắc phải đái tháo đường loại 2 trong cuộc sống sau này: Em bé của những bà mẹ bị thái đường đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với bình thường;
- Thai chết lưu: Bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ, thai phụ nên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai nhằm kiểm soát tốt một thai kỳ khỏe mạnh.
- Chọn chế độ ăn phù hợp, ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Đồng thời giữ đường huyết trong giới hạn bình thường bằng cách: Hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc, bánh mỳ… ăn 3 bữa nhỏ và từ 1 tới 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
- Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Mỗi ngày có ít nhất 30 phút cho các hoạt động như đi bộ, bơi, tập yoga…
- Trước khi mang thai trong lương cơ thể nặng thì khi có kế hoạch mang thai cần giảm cân trước để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên; Nên đi khám định kỳ và làm xét nghiệm đường huyết theo chỉ định của bác sĩ.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()