Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 07/01/2025 04:48 (GMT +7)
Dàn quan chức 8x trong nội các của ông Trump
Thứ 6, 15/11/2024 | 10:10:23 [GMT +7] A A
Sau khi được xác định là Tổng thống đắc cử trong nhiệm kỳ sắp tới của Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu công bố đề cử nội các của mình.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố 18 gương mặt được chọn cho nội các sắp tới của ông. Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều gương mặt thuộc thế hệ 8x. Những cái tên này liệu có làm nên sự khác biệt cho một nhiệm kỳ Trump 2.0?
Thế hệ 8x trong nội các
Cái tên nổi bật đầu tiên cần nhắc đến trong nội các mới của ông Trump chính là Phó tổng thống JD Vance, sinh năm 1984. Trước đây, ông Vance từng là một người chỉ trích cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, với việc ông Vance đứng vào hàng ngũ “thân cận” với ông Trump, CNN đánh giá điều này là một dấu hiệu cho thấy cựu tổng thống Mỹ đang dần “tiếp quản” đảng Cộng hoà và định hình lại đảng này theo hình ảnh của ông.
Trong chiến dịch tranh cử cùng ông Trump, ông Vance cho thấy ông là người phản đối việc viện trợ nước ngoài, phản đối luật gửi thêm viện trợ từ Mỹ tới Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga - một quan điểm tương đồng với ông Trump.
Mặt khác, ông Vance ủng hộ các cuộc chiến văn hóa bảo thủ, tài trợ cho luật nhắm vào việc chăm sóc khẳng định giới tính cho trẻ vị thành niên chuyển giới và các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập. Nhưng ông cũng thể hiện quan điểm dân túy, ủng hộ thuế quan, phản đối sáp nhập doanh nghiệp và làm việc với Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren của Massachusetts.
Nhân vật 8x thứ hai trong nội các của ông Trump là Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, sinh năm 1980. Ông Hegseth từng là sĩ quan trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia Lục quân và đã thực hiện các chuyến công du ở Afghanistan và Iraq, giành được hai Ngôi sao Đồng. Ông cũng là người đồng dẫn chương trình cho "Fox & Friends Weekend".
Trước đó, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cam kết sa thải các tướng lĩnh tham gia vào cuộc rút quân khỏi Afghanistan năm 2021 và xóa bỏ các sáng kiến "thức tỉnh" tập trung vào sự đa dạng và công bằng trong quân đội.
Tuy nhiên, việc lựa chọn ông Hegseth làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khiến ngay cả một số đồng minh của ông Trump cũng bất ngờ, bởi trườc đó, tên ông Hegseth thậm chí không nằm trong danh sách được cân nhắc cho vị trí này.
Nhân vật thứ ba là ông Matt Gaetz, sinh năm 1982. Ông Gaetz là đồng minh trung thành của cựu Tổng thống Trump tại Quốc hội, đồng thời là đối tượng trong cuộc điều tra của Bộ Tư pháp. Khi chỉ định ông Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp, ông Trump lưu ông sẽ "chấm dứt chính phủ vũ trang, bảo vệ biên giới của chúng ta, xoá bỏ các tổ chức tội phạm và khôi phục niềm tin đã mất của người Mỹ vào Bộ Tư pháp".
Tiếp theo, phải kể đến Giám đốc Tình báo quốc gia Tulsi Gabbard (1982). Bà Gabbard từng có 4 nhiệm kỳ giữ chức Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hawaii và từng chạy đua với Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020. Tuy nhiên, bà rời đảng vào năm 2022 và chính thức trở thành đảng viên Cộng hòa vào đầu năm nay.
Bà là một cựu chiến binh của Lực lượng Vệ binh Quốc gia phục vụ hai nhiệm kỳ tại Trung Đông và từ lâu chỉ trích giới lãnh đạo Dân chủ, đặc biệt là việc đất nước tham gia vào các cuộc chiến tranh ở khu vực đó. Hiện tại, bà là một gương mặt nổi bật trong nội các của ông Trump.
Cái tên cuối cùng trong dàn nội các 8x của ông Trump là Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Elise Stefanik (1984). Bà Stefanik, đại diện cho một quận ở phía bắc New York, là đồng minh trung thành và mạnh mẽ của ông Trump.
Theo The Hill, bà Stefanik không có nhiều kinh nghiệm ngoại giao. Tuy nhiên quan điểm của bà về các vấn đề quốc tế phản ánh sự hoài nghi của Trump về các cách tiếp cận ngoại giao truyền thống - bà phản đối viện trợ của Mỹ cho Ukraine và ủng hộ mạnh mẽ Israel.
Tại Liên hợp quốc, bà sẽ phải đối mặt với những thách thức trước mắt bao gồm căng thẳng ở Trung Đông, những câu hỏi liên tục về nguồn tài trợ của Ukraine và sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Việc đề cử bà cho thấy ông Trump muốn có sự hiện diện mang tính chiến đấu hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0.
Nhiệm kỳ Trump 2.0
Có thể thấy, các thành viên nội các mới là những người thân tín và thể hiện quan điểm ủng hộ, hoặc có cùng tầm nhìn của ông Trump. Điều này sẽ phần nào định hình nhiệm kỳ thứ 2 của ông.
Sự lựa chọn nhân sự nội các lần này của ông Trump cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Trong đó, việc bổ nhiệm ông Gaetz và ông Hegseth nói riêng gây ra phản ứng dữ dội. Cả hai nhân vật này đều bị coi là thiếu kinh nghiệm đối với vị trí được bổ nhiệm.
Một quan chức trong bộ máy của ông Trump cho biết ông Hegseth "có lẽ không chính thống đối với những người bảo thủ nhưng ông là kiểu người trẻ, tài năng, có tư duy mới có thể giúp tổng thống hiện thực hoá với những bài học mà ông đã học được từ nhiệm kỳ đầu tiên của mình”.
Đội ngũ nhân sự nội các vừa đề cử cho thấy ông Trump đang nhanh chóng thành lập một chính quyền trẻ trung, mới mẻ và nhanh chóng bắt tay vào công việc, để hiện thực hóa những kế hoạch có thể còn dang dở của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu.
Một điểm khác biệt lần này là ông Trump đang nâng đỡ những người mà ông đã biết và ưu ái họ, thay vì chọn những vị “tướng già” có nhiều kinh nghiệm như trước đây.
Cụ thể, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đề cử một vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu, James Mattis, làm bộ trưởng quốc phòng. Mattis chỉ huy quân đội trong thời chiến và được coi là sự kết hợp giữa quân nhân và học giả. Bên cạnh đó, ông cũng chọn ông John Kerry, một vị tướng bốn sao nghỉ hưu khác, vào vị trí người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa trong thời gian đầu đắc cử năm 2016.
Tuy nhiên, ít lâu sau khi nhậm chức, ông Trump nhanh chóng nói lời chia tay với 2 nhân vật này.
Vào thời điểm đó, cả ông Mattis và ông Kelly đều được coi là "người trưởng thành" sẽ là đầu tàu trong nội các mới của của ông Trump. Mô hình đó không phù hợp với Trump, và ông đang từ bỏ cách lựa chọn này khi định hình một nhiệm kỳ tổng thống mới.
Theo vtcnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()