Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 02/01/2025 21:15 (GMT +7)
Đầu tư công - Quản trị tư: Hài hoà lợi ích
Thứ 7, 19/08/2017 | 08:52:16 [GMT +7] A A
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang thí điểm áp dụng mô hình “Đầu tư công - Quản trị tư” một số dịch vụ phục vụ sản xuất như: Khâu nấu ăn ca phục vụ công nhân ngoài lò, dịch vụ bảo vệ, trực y tế, các dịch vụ phục vụ một số khu chung cư tập thể, nhà văn hoá thể thao...
Đây cũng là một phần trong đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020. Trong quá trình triển khai, Tập đoàn luôn cân nhắc để hài hoà lợi ích giữa hiệu quả của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và xã hội.
Người lao động không mất quyền lợi
Hiện nay, Tập đoàn đang áp dụng thí điểm thực hiện phương án thuê ngoài phục vụ các bữa ăn giữa ca và ăn bồi dưỡng độc hại cho người lao động tại Công ty CP Than Đèo Nai. Một số đơn vị trong Tập đoàn cũng triển khai thí điểm thuê ngoài thực hiện các dịch vụ nấu ăn (trừ phục vụ ăn uống trong hầm lò), bảo vệ khu chung cư, bảo vệ - tạp vụ văn phòng, may bảo hộ lao động, trực y tế v.v. theo phương thức “Đầu tư công - Quản trị tư”.
Sau khi cổ phần hoá, hoạt động đưa đón thợ mỏ của Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ chuyên nghiệp hơn. |
Trao đổi về mô hình này, lãnh đạo Tập đoàn khẳng định, đây là một chủ trương nhằm xã hội hoá một số dịch vụ và mô hình này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động đang làm trong lĩnh vực phụ trợ của các đơn vị. Tập đoàn rất thận trọng trong việc triển khai mục tiêu này. Tập đoàn đã có các phương án cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với những lao động của các đơn vị đang làm các công việc nêu trên, trong quá trình triển khai thuê ngoài, các đơn vị thoả thuận, thống nhất với đơn vị cung cấp dịch vụ nhận lại lao động để quản lý và tiếp tục ký hợp đồng lao động cho những lao động chuyển sang. Đồng thời, các đơn vị lập phương án sử dụng lao động thay đổi do cơ cấu, thay đổi công nghệ theo Quy định tại điều 44 và 46 Bộ luật Lao động để giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư. Trước mắt, Tập đoàn sẽ triển khai thí điểm tại một vài đơn vị. Sau khi tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm rồi mới tiếp tục nhân rộng tại các đơn vị khác.
Các dịch vụ sẽ chuyên nghiệp hơn
Lãnh đạo Tập đoàn cũng cho biết thêm, mục tiêu của mô hình “Đầu tư công - Quản trị tư” là làm sao nâng cao tính chuyên nghiệp cho các dịch vụ phụ trợ, để các đơn vị sản xuất tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ chính của mình theo đúng các ngành nghề.
Còn nhớ, trước đây, dưới thời kỳ bao cấp, ngành Than chúng ta “ôm” gần như tất cả các dịch vụ liên quan đến đời sống sinh hoạt của thợ mỏ và các gia đình thợ mỏ. Mỏ nào cũng có nhà trẻ, nhà mẫu giáo, rạp công nhân... Ngay cả các khâu vận chuyển công nhân lao động đi làm, các mỏ cũng tự lo. Giờ đây thì những nhà trẻ, mẫu giáo, nhiều công trình phúc lợi đã được bàn giao cho các cấp chính quyền quản lý, khai thác... Nhưng trên thực tế, ngành Than vẫn đang thực hiện không ít các dịch vụ phục vụ người lao động khiến doanh nghiệp phải “cõng” không ít khó khăn về chi phí sản xuất. Và điều quan trọng hơn là các dịch vụ chưa đạt đến độ chuyên nghiệp.
Dịch vụ vận tải và đưa đón thợ mỏ từ khi cổ phần hoá và giao cho một đơn vị quản lý, khai thác đã là một minh chứng rõ nhất về tính chuyên nghiệp. Trước đó, các đơn vị đều tự chủ việc đưa đón công nhân, cán bộ của đơn vị mình. Nhiều khi, do không tự chủ được về thiết bị xe máy, hỏng hóc, công nhân nhỡ xe là chuyện thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, sau khi Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ được thành lập là đơn vị chuyên phục vụ vận chuyển công nhân các đơn vị đi làm, đã nâng tính chuyên nghiệp và khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trước đây. Mặt khác, xét về hiệu quả kinh tế đạt cao hơn nhiều vì Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ rất tự chủ trong điều hành các cung đường đưa, đón thợ mỏ giữa các đơn vị này với đơn vị khác, hoặc kết hợp giữa nhiều đơn vị với nhau trong cùng một cung đường...
Hùng Hải (CTV)
[links()]
Liên kết website
Ý kiến ()