Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 12:24 (GMT +7)
Đây là cách Châu Âu triển khai thành công mạng 5G ở sân bay mà không ảnh hưởng tới phi cơ
Thứ 4, 26/01/2022 | 11:08:25 [GMT +7] A A
Trong khi gần 40 nước đạt được mục tiêu phủ sóng 5G tại sân bay, Mỹ vẫn chậm chạp trong việc thích ứng.
Nhiều hãng hàng không lớn quyết định hủy các chuyến bay tới Mỹ của mình vì lo sợ công nghệ 5G có thể ảnh hưởng tới hiệu năng của mạch điện có trên phi cơ. Tuy nhiên, tại trời Âu, mọi chuyến bay vẫn diễn ra bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
“Dữ liệu kỹ thuật từ phía các nhà phát triển phần cứng tại EU cho thấy không tồn tại bằng chứng khiến các cơ quan hàng không phải lập tức quan ngại tới an toàn của hành khách”, Cơ quan An toàn Hàng không của Liên minh Châu Âu (EASA) cho hay. “Ở thời điểm này, EASA không ghi nhất bất cứ ảnh hưởng nào gây ra bởi mạng 5G”, cơ quan điều phối đường bay của 31 quốc gia Châu Âu khẳng định.
Tại Anh Quốc, sự việc cũng diễn ra tương tự. Ủy ban Hàng không Dân sự tuyên bố “không xuất hiện một sự việc nào cho thấy ảnh hưởng của 5G đã khiến các hệ thống trên tàu bay hỏng hóc hay có hành xử lạ”.
Tuy nhiên, nước Mỹ đang đối mặt với tình cảnh trái ngược. Hàng loạt hãng hàng không đưa ra cảnh báo về mạng di động 5G siêu nhanh có thể ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động hàng không, thậm chí nền kinh tế sẽ lung lay nếu như mạng 5G được ứng dụng rộng rãi mà không có biện pháp an toàn. Nhiều bên khẳng định các cột sóng 5G gần sân bay có thể làm nhiễu cơ chế đo độ cao của máy bay.
“Bất cứ ảnh hưởng nào tới [thiết bị đo độ cao] đều có thể dẫn tới tai nạn với hậu quả thảm khốc, rất có thể gây ra nhiều thiệt hại về người”, Hiệp hội Trung chuyển Trên không Quốc tế (IATA) và Hiệp hội Phi công Liên Bang Quốc tế (IFALPA) cùng đưa ra nhận định hồi năm 2020.
Thế tại sao lại có khác biệt lớn đến vậy giữa hai châu lục? Hóa ra, bản thân công nghệ 5G có ảnh hưởng sâu sắc tới tuyên bố của các bên.
Các công ty di động Mỹ ra mắt sóng 5G với các dải tần số nằm trong khoảng 3,7 và 3,98 GHz. Năm 2021, nhà mạng Mỹ đã phải trả chính phủ 81 triệu USD để được cấp phép sử dụng những dải tần số kể trên (hay còn có tên khác là băng tần C - C-Band). Nhưng tại Châu Âu, dải tần của dịch vụ 5G chỉ dao động từ 3,4 cho tới 3,8 GHz.
Ngành hàng không lo ngại dịch vụ 5G của Mỹ sở hữu tần số quá sát với tần số của thiết bị đo khoảng cách phi cơ với mặt đất, vốn nằm trong khoảng từ 4,2 tới 4,4 GHz. Châu Âu thì không gặp phải vấn đề đáng ngại này.
Cách khắc phục của “gà trống Gaulois”
Cách thức phân phối 5G của các nhà mạng cũng chứa đựng nhiều khác biệt. Một số nơi sử dụng mức năng lượng thấp cho các cột sóng, hạn chế đặt ăng-ten 5G gần sân bay hoặc ép chúng chúc xuống đất để hạn chế những ảnh hưởng (nếu có).
Tại Pháp, những nhà mạng có tiếng như AT&T và Verizon cho thấy cách hòa quyện mượt mà 5G với ngành hàng không. Theo quy định của Cơ quan Tần sóng Quốc gia Pháp (ANFR), số đo độ cao của cột phát sóng 5G cũng như sức sóng sẽ phục thuộc vào khoảng cách giữa cột và đường băng, đường bay của phi cơ.
Tại 17 sân bay lớn của Pháp, ăng-ten phải hướng ra khỏi đường di chuyển của máy bay để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của sóng. “Thời gian đầu, những đo đạc do chúng tôi thực hiện đều có tính phòng ngừa cao, bởi chúng tôi có quá ít thông tin liên quan tới tình hình thực tế”, ông Eric Fournier, giám đốc cấp cao của ANFR cho hay. Cơ quan hàng không dân sự Pháp khẳng định với CNN rằng họ chưa từng ghi nhận trường hợp cho thấy sóng 5G ảnh hưởng tới phi cơ.
Trong khi đó, Ủy ban Hàng không Liên bang Hoa Kỳ tiếp tục tỏ ra lo lắng. Tháng 12, họ cấm phi công sử dụng cơ chế đo độ cao máy bay trong điều kiện tầm nhìn giảm xuống quá thấp và nếu thiết bị có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cột sóng gần sân bay. Quy định mới đã ngăn máy bay hạ cánh tại một số sân bay trong những hoàn cảnh nhất định, bởi lẽ phi công không thể hạ cánh khi không biết khoảng cách giữa máy bay và mặt đất.
Cơ quan an toàn hàng không EASA của Anh ghi nhận lệnh cấm của FAA, khẳng định họ sẽ tuân theo yêu cầu khi bay trong không phận Hoa Kỳ. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền đều dặn các tàu bay tiếp cận không phận Mỹ phải đề phòng bất trắc có thể xảy ra với thiết bị đo đạc.
Tại Mỹ, căng thẳng xoay quanh ảnh hưởng có thể có của 5G liên tục khiến các bên, từ nhà lập pháp, cơ quan hàng không cho tới nhà mạng bất đồng ý kiến. Ở thời điểm này, cả AT&T và Verizon đều đã phải tuyên bố trì hoãn kế hoạch kích hoạt cột sóng 5G gần một số sân bay.
Đứng trước báo giới, người phát ngôn của AT&T bất bình lên tiếng: “Chúng tôi thất vọng khi FAA không thể thực hiện điều gần 40 quốc gia đã thành công, là triển khai công nghệ 5G mà không ảnh hưởng tới dịch vụ hàng không, và chúng tôi hối thúc FAA nhanh chóng đạt mục tiêu”.
Theo genk.vn
Liên kết website
Ý kiến ()