Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 01:40 (GMT +7)
Đột quỵ và bệnh ngoài da do nắng
Thứ 3, 22/06/2021 | 09:50:47 [GMT +7] A A
Với những người lớn tuổi không có tiền sử tăng huyết áp nhưng bị huyết áp thấp cũng có thể gây ra những đột quỵ thoáng qua do huyết áp tụt, đột nhiên giãn mạch não nhiều quá, không đảm bảo huyết áp nền của bệnh nhân cũng có thể gây choáng váng, thiếu máu não.
Thời tiết nắng nóng, mọi người ít đi lại hơn, do đó có thể gây ra những cục máu đông với những người có nguy cơ ít vận động, gây nhồi máu não, tắc mạch não.
Đột quỵ não xảy ra ở người trẻ liên quan đến thời tiết có thể ít hơn, nhưng với những người có bệnh nền không phát hiện ra như dị dạng mạch não, thời tiết nắng nóng nhưng chủ quan mình trẻ, khỏe vẫn vận động như thường, có thể gây kích thích vỡ túi phình hoặc vỡ dị dạng mạch não thông động tĩnh mạch gây ra đột quỵ não, xuất huyết não.
Nắng nóng là yếu tố thúc đẩy thêm yếu tố đột quỵ. Những người làm việc trực tiếp dưới thời tiết nắng nóng nguy cơ say nắng, sốc nhiệt rất cao, mồ hôi ra nhiều, mất điện giải nhiều, người mệt mỏi tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp… là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Nhất là gần đây có những ngày nhiệt độ 40-50 độ C dễ gây tình trạng mất nước, mất điện giải nếu không được nghỉ ngơi, bù nước kịp thời, cơ thể không chịu được dễ xảy ra đột quỵ.
BS Hiếu cho biết, dựa vào dấu hiệu “FAST-Nhanh chóng”để nhận biết và cấp cứu sớm bệnh nhân bị đột quỵ não. Dấu hiệu “FAST” gồm 4 yếu tố đó là:
-Khuôn mặt (Face): Nhân trung lệch sang một bên.
-Tay chân (Arms):Tay chân yếu, tê bì một bên hoặc có thể hai bên, cầm vật gì đột nhiên rơi, hay đang đi, đứng đột nhiên quỵ xuống
-Giọng nói (Speech): Nói ngọng, nói khó, thất ngôn, ú ớ không nói được.
-Thời gian (Time): Thời gian vàng cấp cứu đột qụy não 4 tiếng trở lại kể từ lúc bắt đầu có các dấu hiệu trên.
Khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu đầu tiên xảy ra như liệt mặt, liệt chân tay, nói khó… không được mất thời gian vào chuyện châm cứu, chích máu tay, day nhân trung. Phải để ý xem hô hấp của bệnh nhân như thế nào. Không để bệnh nhân nôn, sặc qua đường thở dễ khiến bệnh nhân tử vong. Để bệnh nhân nằm nghiêng cho an toàn và nhanh chóng gọi cấp cứu115 hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để trong vòng 3 giờ đầu có thể cấp cứu được bệnh nhân.
Còn theo các bác sĩ Trung tâm Da liễu Hà Nội, vào những ngày nắng nóng lúc nào cũng đông người đến khám và điều trị.
Bác sĩ Hoàng Phương Lan cho biết, bệnh da phát triển vào mùa hè gồm viêm da do tiếp xúc, do dị ứng cơ địa, chốc, lở. Trong đó, chốc là bệnh nhiễm trùng da do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nhiệt độ, độ ẩm cao, vệ sinh kém... là các yếu tố thuận lợi cho chốc phát triển. Viêm da do tiếp xúc xuất hiện bởi những tác nhân như hoá chất, nhẫn, vòng đeo cổ, đồng hồ, giày da, găng cao su... Còn viêm da do phấn côn trùng, xảy ra khi da tiếp xúc với phấn của bướm, thiêu thân...
Chứng sẩn ngứa được phân thành nhiều thể. Sẩn ngứa ở trẻ em có biểu hiện đầu tiên là sần phù nhỏ; bệnh tiến triển thành nhiều đợt mà căn nguyên có thể giống với viêm da cơ địa. Sẩn ngứa cấp tính ở người lớn có biểu hiện là các sẩn nhỏ, màu sắc giống màu da bình thường, trên có mụn nước nhỏ dễ vỡ; bệnh có thể tăng mạnh vào các đợt nắng nóng, thời tiết oi bức.
Khi có các dấu hiệu của bệnh da, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ. Tuỳ theo từng loại bệnh, bác sĩ sẽ có đơn điều trị phù hợp. Không nên tự nặn các mụn mủ, cố gắng hạn chế gãi trầy các nốt mụn.
Theo daidoanket.vn
Liên kết website
Ý kiến ()