Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 17:45 (GMT +7)
Đừng ‘đâm đầu’ vào học AI
Thứ 5, 04/01/2024 | 11:23:45 [GMT +7] A A
Christopher Pissarides, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel cảnh báo sinh viên không nên cố gắng theo học STEM để kiếm việc làm trong ngành trí tuệ nhân tạo.
“Cơn sốt” của các ngành học AI bắt nguồn từ mức lương “khổng lồ” mà công việc này mang lại. Theo thống kê từ Business Insider, các ông lớn công nghệ lớn như Google, Microsoft, Meta và OpenAI đang trả hàng trăm nghìn USD cho các kỹ sư AI.
Thậm chí các công ty không liên quan tới công nghệ như Disney, JPMorgan hay Accenture cũng đang đưa ra mức lương rất cao cho những người lao động có kỹ năng và kiến thức về AI.
Tuy vậy, ông Christopher Pissarides – giáo sư kinh tế tại Học viện Kinh tế và Chính trị London (LSE), đồng chủ nhân giải Nobel về khoa học kinh tế năm 2010 lại đang cảnh báo sinh viên về việc “đổ xô” đi học STEM để kiếm công việc trong ngành AI.
STEM là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics).
Trông một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 2/1, ông Pissarides nói rằng những người đang làm trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là công việc liên quan đến AI đang “tự đào hố chôn mình”.
“Việc các kỹ sư công nghệ thông tin phát triển AI và tăng khả năng ứng dụng AI vào công việc là đang tự đào hố chôn mình. Sẽ đến lúc những kỹ năng như thu thập dữ liệu, lập trình, phát triển phần mềm sẽ được đảm nhiệm hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo", ông Pissarides trả lời Bloomberg.
Theo báo cáo của BBC, lượng ứng tuyển vào các ngành tin học ở trường đại học ở Anh đã tăng gần 10% vào năm 2023 do sự bùng nổ của AI. Số sinh viên đăng ký học công nghệ phần mềm cũng tăng 16% và khoa học máy tính tăng 11% so với năm 2022.
Do đó, ông Pissarides giải thích thêm rằng sẽ không có đủ công việc trong ngành AI cho tất cả sinh viên tốt nghiệp.
“Mặc dù ngành trí tuệ nhân tạo đang tăng trưởng rất mạnh, sẽ không có đủ số lượng đầu việc cho tất cả sinh viên tốt nghiệp các ngành STEM”, nhà kinh tế học nhận xét.
Thay vào đó, ông nói rằng các kỹ năng mềm như giao tiếp và đồng cảm trong các ngành dịch vụ như khách sạn và chăm sóc sức khỏe có thể sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì chúng không thể bị AI thay thế.
“Mọi người có xu hướng không coi trọng những ngành nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giao tiếp, các mối quan hệ xã hội. Tuy vậy, ta không nên coi thường những công việc này”, ông Pissarides cho biết.
Theo znews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()