Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 24/11/2024 15:07 (GMT +7)
Gần 17 triệu người bị mất việc, giãn việc, giảm thu nhập… vì COVID-19
Thứ 3, 12/04/2022 | 16:14:19 [GMT +7] A A
Số lượng lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh trong quý I/2022 đã giảm mạnh nhất kể từ khi Việt Nam chứng kiến sự bùng phát của COVID-19.
Báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý I/2022, cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực bởi COVID-19. Con số này giảm đến 7,8 triệu người so với quý IV/2021.
“Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận khi Việt Nam chứng kiến sự bùng phát của COVID-19”, ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Bị Thống kê Dân số và Lao động cho biết.
Trong tổng số 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh có: 0,9 triệu người bị mất việc; 5,1 triển người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 5,7 triển người bị cắt giảm gờ làm hoặc buộc nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; 13,7 triệu người bị giảm thu nhập.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ vẫn là 2 vùng có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng nhiều hơn so với vùng khác. Theo đó, số lao động ở 2 vùng này cho biết công việc bị ảnh hưởng do đại dịch chiếm 25,7% cà 23,9%.
Ngoài ra, thành thị vẫn là khu vực có số lao động chịu thiệt hại nhiều hơn nông thôn (25,8% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng so với 20,5% tại nông thôn. Cùng với đó, đa phần những người có việc vị tác động xấu với COVID-19 có độ tuổi khá trẻ từ (25-54 tuổi, chiếm 73%).
50 triệu lao động có việc làm
Tổng cục Thống kê cũng cho biết số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50 triệu người - tăng hơn 962.000 người so với quý trước và tăng hơn 132.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Trong tổng số 50 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,5%, tương đương 16,8 triệu người. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,8%, tương đương 13,9 triệu người.
1,1 triệu người thất nghiệp
Trong chiều ngược lại, số liệu thống kê cho thấy, số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý I năm 2022 là khoảng 1,3 triệu người, giảm 135.200 người so với quý trước và tăng 357.500 người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,39% và 3,40%).
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình thiếu việc làm đã quay trở lại với thực trạng thường được quan sát ở nước ta với xu hướng tỷ lệ này ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị, sau khi chứng kiến 3 quý liên tiếp từ quý II đến quý IV năm 2021 với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã đẩy tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn.
Ngoài ra báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là khoảng 1,1 triệu người, giảm 489.500 người so với quý trước và tăng 16.700 người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I năm 2022 là 7,93%, giảm 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,3%, cao hơn 2,1 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I là 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,3 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn (7,9 triệu đồng so với 5,5 triệu đồng).
"Thị trường lao động quý I đang dần sôi động trở lại ở nhiều ngành kinh tế, đời sống của người lao động được cải thiện hơn, thu nhập bình quân của người lao động có sự phục hồi mạnh mẽ", Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.
Quý I năm 2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động có sự gia tăng mạnh trong hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu so với quý trước. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức thu nhập bình quân là 7,2 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành bán buôn bán lẻ có thu nhập bình quân là 7,5 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành tài chính ngân hàng và bảo hiểm có thu nhập là 10,8 triệu đồng/người/tháng; ngành kinh doanh bất động sản lao động có thu nhập bình quân là 10,7 triệu đồng...
Theo VTV
Liên kết website
Ý kiến ()