Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 10:17 (GMT +7)
Kế hoạch & thể lệ cuộc thi tác phẩm VHNT và báo chí kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh
Thứ 7, 20/05/2023 | 10:08:37 [GMT +7] A A
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023)
Căn cứ Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 22/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023), Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh qua 60 năm xây dựng và phát triển.
- Biểu dương những thành tựu to lớn của quân và dân tỉnh Quảng Ninh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển tỉnh Quảng Ninh.
- Khẳng định vị trí, vai trò của tỉnh Quảng Ninh đối với vùng và cả nước trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người, những thành quả của nhân dân Quảng Ninh trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ và xây dựng tỉnh trong 60 năm qua, đặc biệt là khắc hoạ và giới thiệu những dấu ấn về sự nỗ lực và phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp... của tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
- Cổ vũ, động viên cán bộ, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy ý chí tự lực, tự cường, hăng hái thi đua lao động, sáng tạo, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại, cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập, phát triển.
2. Yêu cầu
- Thông qua các cuộc thi, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá và những đổi thay trên quê hương Quảng Ninh sau 60 năm xây dựng và phát triển bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật.
- Phát hiện, nêu gương, góp phần cổ vũ và nhân rộng những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng quê hương Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
- Cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo, có sức lan tỏa, bảo đảm an toàn, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả; có tác dụng tuyên truyền sâu rộng; nội dung thông tin bảo đảm tính chính thống, chuẩn xác; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị để Cuộc thi diễn ra nghiêm túc, tuân thủ đúng thể lệ.
II. NỘI DUNG
1. Tên Cuộc thi
Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023).
2. Đối tượng tham gia
- Công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đã, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Quảng Ninh. Tác giả tham gia dự thi có thể là một cá nhân hoặc là nhóm tác giả nhưng không quá 05 người.
- Tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm tham dự Cuộc thi đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật (Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ...) và Thể lệ, quy chế Cuộc thi.
- Đối với lĩnh vực báo chí: Mỗi tác giả/nhóm tác giả gửi không quá 02 tác phẩm ở một loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí).
- Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Mỗi tác giả/nhóm tác giả có thể gửi tham dự nhiều tác phẩm về văn học, nghệ thuật ở một hoặc nhiều loại hình văn học, nghệ thuật khác nhau.
3. Nội dung và quy định về tác phẩm
3.1. Nội dung tác phẩm
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí tham dự Cuộc thi có nội dung tuyên truyền thành tựu và quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong 60 năm qua, tập trung tuyên dương các điển hình tiêu biểu trong 60 năm hình thành và phát triển của tỉnh, nhất là trong giai đoạn 10 năm trở lại đây; 3 năm phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể:
- Quá trình hình thành, phát triển và truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy và phát huy ý chí tự lực, tự cường, đề cao tinh thần đoàn kết của quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong 60 năm qua, sau hơn 35 năm đổi mới và hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
- Khẳng định những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, nhất là trong giai đoạn 10 năm trở lại đây; những đóng góp của của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề xuất các giải pháp xây dựng quê hương Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
- Tôn vinh và phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng văn hóa, truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, khắc họa hình tượng con người Quảng Ninh qua quá trình lao động, sáng tạo, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên; sức sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng thời tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mảnh đất, con người Vùng mỏ bất khuất, những thành tựu của tỉnh Quảng Ninh; những tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.2. Quy định về tác phẩm
* Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật
Tác phẩm thuộc 5 loại hình: Văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu. Tác phẩm dự thi có giá trị về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có giá trị trong giáo dục, xây dựng văn hóa, con người Quảng Ninh, cụ thể:
- Văn học: Bao gồm tác phẩm thơ (bài thơ hoặc chùm thơ, tập thơ), tiểu thuyết, truyện ngắn, ký văn học. Tác phẩm thơ không quá 50 câu/bài; truyện ngắn, ký không quá 5.000 từ/tác phẩm. Các tác phẩm đã được xuất bản thành sách.
- Âm nhạc: Gồm ca khúc, giao hưởng, hợp xướng.
- Nhiếp ảnh: Gồm bộ ảnh, tập sách ảnh. Ảnh màu hoặc đen trắng.
- Mỹ thuật: Gồm tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, tượng đài, phù điêu, trình diễn thực cảnh, trình diễn visual art.
- Sân khấu: Kịch dài, kịch ngắn được dàn dựng công diễn hoặc đã xuất bản thành sách.
* Đối với lĩnh vực Báo chí
Tác phẩm thuộc các loại hình: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí, cụ thể:
- Báo in: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn; xã luận, bình luận, chuyên luận; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép.
- Phát thanh: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận; phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký; tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp.
- Truyền hình: Tin, phóng sự, ký sự; bình luận, giao lưu, tọa đàm; phim tài liệu truyền hình.
- Báo điện tử: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép, tác phẩm đa phương tiện.
- Ảnh bảo chí: Phóng sự ảnh, nhóm ảnh.
Lưu ý: Tác phẩm có quyết định đình bản, thu hồi của cơ quan có thẩm quyền hoặc đang xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả thì không được tham gia Cuộc thi.
III. BAN TỐ CHỨC, HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
1. Ban Tổ chức Cuộc thi
- Trưởng ban: Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
- Các Phó Trưởng ban: Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (Phó trưởng ban thường trực); đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực văn hóa, xã hội.
- Các thành viên: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh; Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Trưởng phòng Văn hóa và Dư luận xã hội, Trưởng phòng Tuyên truyền - Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2. Hội đồng Giám khảo
- Hội đồng chung khảo: Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên gồm lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh (mời thành viên một số Hội đồng nghệ thuật Trung ương chuyên ngành).
- Hội đồng sơ khảo lĩnh vực báo chí: Đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh làm Chủ tịch; thành viên gồm lãnh đạo một số phòng chuyên môn các cơ quan: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh; mời thành viên là một số nhà báo Trung ương.
- Hội đồng sơ khảo lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Đồng chí lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh làm Chủ tịch; thành viên gồm lãnh đạo một số phòng chuyên môn các cơ quan: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh; mời thành viên một số Hội đồng nghệ thuật Trung ương chuyên ngành.
IV. GIẢI THƯỞNG
1. Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật
1.1. Cơ cấu giải thưởng
Trao giải cho tác phẩm xuất sắc thuộc 05 loại hình: văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu. Mỗi loại hình được tặng tối đa 09 giải gồm: 1 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích.
1.2. Mức giải thưởng
- Lĩnh vực Văn học:
Giải Nhất: 100 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 25 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.
- Nhiếp ảnh:
Giải Nhất: 100 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 25 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.
- Âm nhạc:
Giải Nhất: 200 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 100 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 50 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 20 triệu đồng/giải.
- Mỹ thuật:
Giải Nhất: 200 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 100 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 50 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 20 triệu đồng/giải.
- Sân khấu:
Giải Nhất: 300 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 150 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 75 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 30 triệu đồng/giải.
2. Đối với lĩnh vực báo chí
2.1. Cơ cấu giải thưởng
Trao giải cho tác phẩm báo chí xuất sắc thuộc 05 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí. Mỗi loại hình được tặng tối đa 09 giải gồm: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích.
2.2. Mức giải thưởng
- Báo in:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
- Phát thanh:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
- Truyền hình:
Giải Nhất: 75 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 25 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.
- Báo điện tử:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
- Ảnh báo chí:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
3. Hình thức khen thưởng
Tặng biểu trưng, giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi kèm theo tiền thưởng cho các tác phẩm xuất sắc đạt giải.
4. Kinh phí Cuộc thi
Kinh phí tổ chức Cuộc thi được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2023, các nguồn huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
V. TIẾN ĐỘ TỔ CHỨC CUỘC THI
1. Tổ chức phát động, xét chọn và trao giải
- Phát động cuộc thi: Tháng 5/2023.
- Tổng hợp và chấm giải: Tháng 9/2023.
- Tổ chức trao giải: Trong tháng 10/2023.
2. Thời gian, đơn vị nhận tác phẩm dự thi
2.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi
Từ ngày phát động đến hết ngày 05/9/2023.
2.2. Đơn vị nhận các tác phẩm dự thi
Tác phẩm của tập thể, cá nhân tham gia Cuộc thi gửi về các cơ quan, đơn vị, cụ thể như sau:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật gửi về Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, số 90 Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 02033.825.781.
- Tác phẩm báo chí gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, tầng 6, Trụ sở liên cơ quan số 4, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 080.33230.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam: Phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023) trên phạm vi toàn quốc, động viên khuyến khích đông đảo hội viên tham gia sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về tỉnh Quảng Ninh; tổ chức trại sáng tác về Quảng Ninh cho đội ngũ hội viên, văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
2. Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh
- Phối hợp với Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức phổ biến, tuyên truyền Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023) trên phạm vi toàn quốc.
- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông: (1) Tuyên truyền rộng rãi về Cuộc thi trên báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, mạng xã hội để nhân dân biết, hưởng ứng tham gia. (2) Vận động, đôn đốc các cơ quan báo chí hợp tác truyền thông, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc thi gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những thành tựu, kết quả nổi bật của tỉnh Quảng Ninh 60 xây dựng và phát triển.
- Chỉ đạo Sở Văn hoá và Thể thao: (1) Triển khai phổ biến, tuyên truyền, tổ chức thực hiện cuộc thi theo hệ thống ngành dọc. (2) Chủ trì, phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh chỉ đạo tổ chức phát động cuộc thi ở cơ sở; vận động các nghệ sĩ, cán bộ, đảng viên, nhân dân hưởng ứng tham gia cuộc thi.
- Chỉ đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh: (1) Phát động, mở các trại sáng tác, triển khai các cuộc thi trong hội viên, động viên khuyến khích tất cả các hội viên tham gia sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật về quê hương Quảng Ninh. (2) Có văn bản gửi tới các tỉnh, thành phố để tuyên truyền, quảng bá về Cuộc thi. (3) Là cơ quan trực tiếp nhận và sơ khảo các tác phẩm văn học, nghệ thuật trước khi gửi về Ban Tổ chức cuộc thi. (4) Phối hợp với các Hội chuyên ngành thuộc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức trại sáng tác về Quảng Ninh cho đội ngũ hội viên, văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
- Nghiên cứu xây dựng công trình mỹ thuật (sản phẩm gốm sứ, tượng, nghệ thuật sắp đặt... của Quảng Ninh) trên tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả phản ánh đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh trong quá trình 60 năm xây dựng và phát triển.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao để tham mưu, bố trí kinh phí triển khai Cuộc thi.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Là cơ quan thường trực tổ chức Cuộc thi. Chủ trì xây dựng kế hoạch, thể lệ, quy chế chấm giải Cuộc thi; tuyên truyền và chỉ đạo tổ chức triển khai đôn đốc Cuộc thi. Tham mưu thành lập Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo cuộc thi. Tham mưu với Ban Chỉ đạo kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh về công tác tổng kết, khen thưởng và sử dụng các tác phẩm của cuộc thi.
- Chủ trì tổ chức phát động, trao giải Cuộc thi.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; thường xuyên tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Cuộc thi về tình hình, kết quả thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng dự toán, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh theo quy định.
4. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tổ chức phát động, hưởng ứng cuộc thi cấp tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc quá trình tiến hành cuộc thi trong hệ thống ngành dọc, tạo sự đồng thuận trong sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về Quảng Ninh.
5. Trung tâm Truyền thông tỉnh
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc thi trên các hạ tầng của Trung tâm Truyền thông tỉnh và trên mạng xã hội đến cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia.
- Đăng tải thể lệ, quy chế Cuộc thi trên các hạ tầng do Trung tâm quản lý. Mở chuyên trang, chuyên mục, đăng tải các tin, bài trên hệ thống phát thanh, truyền hình, báo điện tử... nhằm tuyên truyền đậm nét về Cuộc thi trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phân công, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên của đơn vị tham gia hưởng ứng Cuộc thi với các tác phẩm đạt chất lượng.
- Tích cực tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng, chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh; thông tin, tuyên truyền về các tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong triển khai hưởng ứng Cuộc thi.
6. Hội Nhà báo tỉnh
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát động, triển khai các Cuộc thi trong hội viên; động viên, khuyến khích đông đảo các hội viên tham gia sáng tác các tác phẩm báo chí về quê hương Quảng Ninh. Chủ trì Hội đồng sơ khảo lĩnh vực báo chí của Cuộc thi.
7. Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh
- Triển khai tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung Cuộc thi này đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân; quán triệt, tích cực hưởng ứng tham gia, động viên, cổ vũ để Cuộc thi đạt kết quả.
- Phối hợp cung cấp thông tin, tư liệu cho đội ngũ văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí tham gia sáng tác, sáng tạo tác phẩm.
- Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai tổ chức Cuộc thi tại địa phương, đơn vị gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) trước ngày 15/9/2023 để tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tích cực triển khai tổ chức thực hiện để Cuộc thi đạt kết quả.
Thể lệ cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023)
(Kèm theo Kế hoạch số 296 - KH/TU, ngày 18/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên Cuộc thi
Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023).
Điều 2. Mục đích, ý nghĩa
- Ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh qua 60 năm xây dựng và phát triển.
- Biểu dương những thành tựu to lớn của quân và dân tỉnh Quảng Ninh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển tỉnh Quảng Ninh.
- Khẳng định vị trí, vai trò của tỉnh Quảng Ninh đối với vùng và cả nước trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người, những thành quả của nhân dân Quảng Ninh trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ và xây dựng tỉnh trong 60 năm qua, đặc biệt là khắc hoạ và giới thiệu những dấu ấn về sự nỗ lực và phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp... của tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
- Cổ vũ, động viên cán bộ, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy ý chí tự lực, tự cường, hăng hái thi đua lao động, sáng tạo, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại, cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập, phát triển.
- Thông qua các cuộc thi, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá và những đổi thay trên quê hương Quảng Ninh sau 60 năm xây dựng và phát triển bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật.
- Phát hiện, nêu gương, góp phần cổ vũ và nhân rộng những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng quê hương Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Điều 3. Phạm vi, đối tượng áp dụng
- Thể lệ này quy định về tên gọi, mục đích, ý nghĩa, tiêu chuẩn, điều kiện, thể loại, tiêu chí xét chọn, cơ cấu giải thưởng, mức thưởng, hồ sơ, quy trình, thủ tục, Hội đồng giám khảo, kinh phí và cách thức tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023).
- Các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi đều có quyền gửi tác phẩm tham dự.
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Đối tượng tham gia
Công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đã, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Quảng Ninh. Tác giả tham gia dự thi có thể là một cá nhân hoặc là nhóm tác giả (không quá 05 người).
Điều 5. Quy định về tác giả, số lượng tác phẩm tham dự
- Đối với lĩnh vực báo chí: Mỗi tác giả/nhóm tác giả gửi không quá 02 tác phẩm ở một loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí).
- Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Mỗi tác giả/nhóm tác giả có thể gửi tham dự nhiều tác phẩm về văn học, nghệ thuật ở một hoặc nhiều loại hình văn học, nghệ thuật khác nhau.
- Tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm tham dự Cuộc thi đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật (Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ...) và Thể lệ Cuộc thi; hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm tham dự. Trong trường hợp có tranh chấp bản quyền tác phẩm và bản quyền tác giả sau khi tác phẩm đã được chọn, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thu hồi chứng nhận, giải thưởng; công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và tác giả tham dự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 6. Tiêu chí tác phẩm xét trao giải
1. Tiêu chí chung
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí tham dự Cuộc thi có nội dung tuyên truyền thành tựu và quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong 60 năm qua, tập trung tuyên dương các điển hình tiêu biểu trong 60 năm hình thành và phát triển của tỉnh, nhất là trong giai đoạn 10 năm trở lại đây; sự kiện 3 năm phòng, chống dịch COVID-19 và công tác triển khai, thích ứng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả của tỉnh trong việc vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
+ Quá trình hình thành, phát triển và truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy và phát huy ý chí tự lực, tự cường, đề cao tinh thần đoàn kết của quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong 60 năm qua, sau hơn 35 năm đổi mới và hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
+ Khẳng định những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng; xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, nhất là trong giai đoạn 10 năm trở lại đây; những đóng góp của của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề xuất các giải pháp xây dựng quê hương Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
+ Tôn vinh và phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng văn hóa, truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, khắc họa hình tượng con người Quảng Ninh qua quá trình lao động, sáng tạo, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên; sức sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng thời tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mảnh đất, con người Vùng mỏ bất khuất, những thành tựu của tỉnh Quảng Ninh; những tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh với bạn bè trong nước và quốc tế, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đối với tác phẩm thuộc thể loại báo chí, văn học, âm nhạc, sân khấu, phải được sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt). Các tác phẩm báo chí phải được đăng, phát trên các hạ tầng báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) trong thời gian từ ngày 30/10/1963 đến trước ngày 05/9/2023. Nếu tác phẩm nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm đăng, phát trong khoảng thời gian nêu trên.
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đã đạt các giải thưởng quốc gia, giải thưởng do các ban, bộ ngành, hội, hiệp hội cấp Trung ương và của tỉnh Quảng Ninh tổ chức không được tham gia Cuộc thi.
- Tác phẩm có quyết định đình bản, thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đang xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả thì không được tham gia Cuộc thi.
2. Tiêu chí riêng đối với từng thể loại
2.1. Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật
Tác phẩm thuộc 5 loại hình: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu. Tác phẩm dự thi có giá trị về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có giá trị trong giáo dục, xây dựng văn hóa, con người Quảng Ninh, cụ thể:
a. Văn học: Bao gồm tác phẩm thơ (bài thơ hoặc chùm thơ, tập thơ), tiểu thuyết, truyện ngắn, ký văn học. Tác phẩm thơ không quá 50 câu/bài; truyện ngắn, ký không quá 5.000 từ/tác phẩm. Các tác phẩm đã được xuất bản thành sách.
b. Âm nhạc: Gồm ca khúc, giao hưởng, hợp xướng.
c. Nhiếp ảnh: Gồm bộ ảnh, tập sách ảnh. Ảnh màu hoặc đen trắng.
d. Mỹ thuật: Gồm tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, tượng đài, phù điêu, trình diễn thực cảnh, trình diễn visual art.
e. Sân khấu: Kịch dài, kịch ngắn được dàn dựng công diễn hoặc đã xuất bản thành sách.
2.2. Đối với lĩnh vực Báo chí
Tác phẩm thuộc 5 loại hình: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, cụ thể:
a. Báo in: Gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn; xã luận, bình luận, chuyên luận; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép. Mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một đề tài và thực hiện bằng cùng một loại hình báo chí.
b. Phát thanh: Gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận; phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký; tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp.
- Mỗi tác phẩm là một hoặc một loạt phóng sự, ký sự (không quá 05 phóng sự), một hoặc một loạt chương trình phát thanh (không quá 05 chương trình) về một chủ đề, sự kiện phát một kỳ hoặc nhiều kỳ.
- Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng. Thời lượng: tối đa 60 phút/tác phẩm.
c. Truyền hình: Gồm tin, phóng sự, ký sự; bình luận, giao lưu, tọa đàm; phim tài liệu truyền hình.
- Mỗi tác phẩm là một hoặc một loạt phóng sự, ký sự, phim tài liệu (không quá 05 phóng sự), một hoặc một loạt chương trình truyền hình (không quá 05 chương trình) về một chủ đề, sự kiện.
- Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của báo hình là hình ảnh động. Kỹ thuật hình ảnh, âm thanh phải đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Thời lượng: tối đa 90 phút/tác phẩm.
d. Báo điện tử: Gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép, tác phẩm đa phương tiện.
- Tác phẩm tham dự phải là tác phẩm được viết lần đầu, thực hiện riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in; thể hiện được đặc trưng của báo điện tử, bao gồm cả các sản phẩm đa phương tiện.
- Mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quá 05 kỳ) dưới hình thức thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc đa phương tiện của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài.
e. Ảnh báo chí: Gồm phóng sự ảnh, nhóm ảnh. Đối với nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh về một nội dung đăng báo có nhiều ảnh, chỉ tuyển chọn mỗi nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo đặc biệt hoặc cùng một thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử).
Điều 7. Cơ cấu và mức giải thưởng
1. Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật
a) Cơ cấu giải thưởng
Trao giải cho tác phẩm xuất sắc thuộc 05 loại hình: văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu. Mỗi loại hình được tặng tối đa 09 giải gồm: 1 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích.
b) Mức giải thưởng
- Lĩnh vực Văn học:
Giải Nhất: 100 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 25 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.
- Nhiếp ảnh:
Giải Nhất: 100 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 25 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.
- Âm nhạc:
Giải Nhất: 200 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 100 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 50 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 20 triệu đồng/giải.
- Mỹ thuật:
Giải Nhất: 200 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 100 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 50 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 20 triệu đồng/giải.
- Sân khấu:
Giải Nhất: 300 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 150 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 75 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 30 triệu đồng/giải.
2. Đối với lĩnh vực báo chí
a) Cơ cấu giải thưởng
Trao giải cho tác phẩm báo chí xuất sắc thuộc 05 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí. Mỗi loại hình được tặng tối đa 09 giải gồm: 1 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích.
b) Mức giải thưởng
- Báo in:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
- Phát thanh:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
- Truyền hình:
Giải Nhất: 75 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 25 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.
- Báo điện tử:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
- Ảnh báo chí:
Giải Nhất: 50 triệu đồng/giải.
Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải.
Giải Ba: 15 triệu đồng/giải.
Giải Khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.
3. Hình thức khen thưởng
Tặng biểu trưng, giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi kèm theo tiền thưởng cho các tác phẩm xuất sắc đạt giải.
Điều 8. Ban Tổ chức Cuộc thi
- Ban Tổ chức Cuộc thi do Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ thành lập Hội đồng giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc và tổ chức các hoạt động liên quan đến Cuộc thi.
- Ban Tổ chức Cuộc thi được sử dụng con dấu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong quá trình hoạt động.
- Ban Tổ chức Cuộc thi được quyền sử dụng tác phẩm được vào chung khảo để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và sử dụng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hợp pháp khác (không bao gồm mục đích kinh doanh hoặc mục đích có lợi nhuận khác).
Điều 9. Cơ quan thường trực Cuộc thi
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan thường trực Cuộc thi, có trách nhiệm:
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, phổ biển, hướng dẫn thực hiện Thể lệ Cuộc thi tới các đơn vị, cá nhân liên quan.
- Đầu mối nhận tác phẩm báo chí do các tác giả (hoặc cơ quan, đơn vị) gửi về tham dự Cuộc thi; tập hợp, lựa chọn, đề cử các tác phẩm đáp ứng tiêu chí đưa vào xét chọn.
- Bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ quá trình làm việc của Ban Tổ chức Cuộc thi và Hội đồng giám khảo.
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức phát động và trao giải Cuộc thi.
Điều 10. Hội đồng giám khảo Cuộc thi
- Hội đồng giám khảo Cuộc thi bao gồm Hội đồng chung khảo và Hội đồng sơ khảo, do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của cơ quan thường trực Cuộc thi.
- Giúp việc cho Hội đồng giám khảo Cuộc thi có Tổ thư ký giúp việc do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Cơ quan thường trực Cuộc thi.
- Hội đồng giám khảo Cuộc thi xây dựng quy chế chấm phù hợp với yêu cầu của Thể lệ Cuộc thi.
Điều 11. Quy trình xét, lựa chọn và công bố, trao giải Cuộc thi
1. Sơ khảo
Các tác phẩm gửi tham dự Cuộc thi theo quy định sẽ được Hội đồng sơ khảo xem xét, đánh giá để chọn ra tác phẩm đáp ứng tiêu chí xét trao giải đưa vào vòng chung khảo; số tác phẩm vào vòng chung khảo chiếm không quá 40% tổng số tác phẩm tham dự Cuộc thi. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng Chung khảo quyết định.
2. Chung khảo
Hội đồng chung khảo dựa trên kết quả tuyển chọn của Hội đồng sơ khảo sẽ tiến hành đánh giá, thẩm định, lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc trình Ban Tổ chức Cuộc thi để quyết định trao giải. Việc lựa chọn tác phẩm xuất sắc để trao thưởng không nhất thiết phải xét đủ số lượng các giải theo cơ cấu giải thưởng.
3. Công bố và trao giải Cuộc thi
Lễ công bố kết quả và trao Cuộc thi được tổ chức vào tháng 10/2023.
Điều 12. Lập hồ sơ dự thi
1. Về tác giả
Sơ yếu lý lịch của tác giả gồm: Họ và tên tác giả/đồng tác giả/nhóm tác giả (cả tên khai sinh, bút danh, nghệ danh), năm sinh, chức vụ đơn vị công tác (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, email.
2. Về tác phẩm
a. Đối với tác phấm văn học, nghệ thuật: Mỗi tác phẩm tham gia dự thi phải gửi 01 bộ (ghi rõ đã được xuất bản, công bố, biểu diễn...) kèm một bản giới thiệu khái quát về tác phẩm bằng tiếng Việt (loại hình, thế ỉoại, nội dung chính, hoàn cảnh sảng tác, chú ý nêu bật được tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn... của tác phẩm).
- Văn học: Gửi các tác phẩm đã được xuất bản thành sách.
- Âm nhạc: Gửi tác phẩm đã được công bố kèm theo đĩa (CD, DVD) hoặc USB kèm theo bản ký âm gốc.
- Nhiếp ảnh: Gửi các thể loại ảnh, kích cỡ 30 X 40 cm; sách ảnh đã xuất bản.
- Mỹ thuật: Gửi tranh hoặc tượng, phù điêu (qua ảnh chụp tác phẩm, kích cỡ 30 x 40 cm), bản trình diễn thực cảnh, trình diễn visual art kèm theo đĩa (CD, DVD) hoặc USB.
- Sân khấu: Gửi kịch bản văn học đã xuất bản, đĩa (CD, DVD) hoặc USB đã được dàn dựng, công diễn.
- Những tác phẩm không đáp ứng các quy định nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy này.
b. Đối với tác phẩm báo chí: Mỗi tác phẩm báo chí tham gia dự thi phải sao, chụp làm 01 bộ (ghi rõ đã đăng, phát trên báo, đài nào) kèm một bản giới thiệu khái quát về tác phẩm bằng tiếng Việt (loại hình, thể loại, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, chú ý nêu bật được tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn... của tác phẩm).
3. Thời gian, địa chỉ nhận tác phẩm
3.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi
Hồ sơ tham gia Cuộc thi có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về cơ quan thường trực Cuộc thi chậm nhất đến hết ngày 05/9/2023 (theo dấu Bưu điện).
3.2. Địa chỉ nhận các tác phẩm dự thi
Tác phẩm văn học, nghệ thuật gửi về Hội Vãn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, số 90 Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 0203.3825781.
Tác phẩm báo chí gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, tầng 6, Trụ sở liên cơ quan số 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 080.33230.
Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
- Các tổ chức, cá nhân liên quan có quyền khiếu nại về kết quả xét, tặng giải và những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét, tặng giải của Cuộc thi. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do khiếu nại và gửi cho Cơ quan thường trực Cuộc thi.
- Cơ quan thường trực Cuộc thi có trách nhiệm tiếp nhận, chuyển đơn khiếu nại cho Ban Tổ chức Cuộc thi để xem xét, giải quyết. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh.
- Tác phẩm đạt giải nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí và các quy định của Nhà nước có liên quan, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Liên kết website
Ý kiến ()