Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 19:43 (GMT +7)
Kinh tế Việt Nam sẽ có biến động mạnh trong năm 2023
Chủ nhật, 22/01/2023 | 09:59:31 [GMT +7] A A
Khép lại năm 2022, kinh tế toàn cầu chứng kiến lạm phát gia tăng; giá dầu, nguyên vật liệu tăng cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn. Trước thềm năm mới 2023, nhiều chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ có biến động mạnh.
Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ có biến động mạnh, TS. Phạm Thị Thanh Xuân - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng - Đại học Quốc gia TPHCM - cho biết, áp lực lạm phát quay trở lại vào cuối 2022 và có thể dao động mạnh ở năm 2023.
Theo vị chuyên gia, bản chất lạm phát của TPHCM nói riêng và Việt Nam gần như hoàn toàn nhập khẩu của thế giới. Thậm chí, lạm phát của TPHCM từ quý I/2023 đến quý II/2023 còn bị khuếch đại vì chủ yếu nhập khẩu, tái xuất và vận động hoàn toàn trên đồng USD. Bên cạnh đó, hoạt động bán lẻ sẽ đối diện với cú sốc ngắn ở quý I/2023 và cần có sự tiếp lửa để phục hồi. Lãi suất năm 2023 sẽ không tăng nữa nhưng vẫn duy trì ở mặt bằng cao cho đến hết năm sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp…
Bà Xuân đề xuất, Chính phủ cần tiếp tục kéo dài tới hết năm 2023 các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực như giảm thuế giá trị gia tăng 2%, để dưỡng cầu và tiếp lửa gián tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; giảm hay hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới...
Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát cuộc đua lãi suất để giữ trạng thái ổn định cho cả năm. Đưa lãi suất huy động về mức ổn định là ưu tiên, từ đó chi phí vốn sẽ bình ổn theo. Chính sách hỗ trợ giảm lãi suất là công cụ khó khai thác, vướng nhiều trong thực thi.
“Để hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước nên đặt trọng tâm hơn vào việc ổn định lãi suất, tinh gọn hóa quy trình, thủ tục thẩm định cấp tín dụng. Ngoài ra, phía doanh nghiệp cũng cần tăng cường sự minh bạch và thống nhất trong hệ thống thông tin tài chính, phi tài chính, đáp ứng yêu cầu thẩm định tín dụng ngày càng cao từ ngân hàng. Mọi nỗ lực cần phối hợp từ hai phía. Khi kinh tế càng khó, việc quản trị rủi ro càng nâng cao để giảm thiểu rủi ro và tổn thất, cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp cùng phải cải thiện để đáp ứng” - TS. Phạm Thị Thanh Xuân cho biết.
Cuộc đua lãi suất cần kiểm soát sớm và giữ trạng thái ổn định cho cả năm. Thời gian qua các công cụ chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng, tuy nhiên thị trường cạnh tranh đã ở mức lưu ý, cần siết chặt kỷ luật và nêu cao trách nhiệm xã hội của các định chế tài chính trong bối cảnh ưu tiên ổn định vĩ mô, hài hòa cùng khó khăn của nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đưa lãi suất huy động về mức ổn định là ưu tiên, chi phí vốn sẽ theo đó bình ổn theo. Hỗ trợ giảm lãi suất là công cụ khó khai thác, vướng nhiều trong thực thi. Vì vậy, hỗ trợ doanh nghiệp nên trọng tâm hơn vào việc ổn định lãi suất, tinh gọn hóa quy trình, thủ tục thẩm định cấp tín dụng.
Ngoài ra, phía doanh nghiệp cũng cần tăng cường sự minh bạch và thống nhất trong hệ thống thông tin tài chính, phi tài chính, đáp ứng yêu cầu thẩm định tín dụng ngày càng cao từ ngân hàng. Mọi nỗ lực cần phối hợp từ hai phía. Khi kinh tế càng khó, việc quản trị rủi ro càng nâng cao để giảm thiểu rủi ro và tổn thất, cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp cùng phải cải thiện để đáp ứng.
Theo Tiền phong
Liên kết website
Ý kiến ()