Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 22:33 (GMT +7)
Lấy ráy tai thường xuyên có lợi hay hại?
Thứ 2, 31/05/2021 | 09:31:59 [GMT +7] A A
Các chuyên gia khuyến cáo không cần dùng bất kỳ dụng cụ nào, tăm bông hay ngón tay để lấy ráy tai vì ống tai có khả năng tự làm sạch.
“Lớp da mới phát triển từ phần sâu hơn của tai sẽ di chuyển ra ngoài. Khi nó di chuyển ra bên ngoài, ráy tai sẽ di chuyển cùng với lớp da mới đó và được thải ra khỏi tai một cách tự nhiên. Do đó, bạn không phải làm bất cứ điều gì để lấy ráy tai ra ngoài”, bác sĩ Ker Liang, chuyên gia về tai mũi họng tại Bệnh viện Alexandra (Singapore), nói với đài CNA.
Trong y học, ráy tai được gọi là cerumen, có chức năng bảo vệ vì là một chất nhờn được tạo ra bởi phần lông bên ngoài của ống tai để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn đi sâu hơn vào ống tai. “Bản chất nhờn tự nhiên của ráy tai cũng giúp giữ ẩm, ngăn da ống tai bị khô và bong tróc. Tình trạng lớp da bên trong ống tai bị khô có thể làm tăng nguy cơ bị ngứa và nhiễm trùng ”, bác sĩ Ker nói.
Theo bác sĩ Ker, việc làm sạch tai bằng tăm bông hoặc bất kỳ dụng cụ nào là hoàn toàn không cần thiết và thậm chí có thể khiến ống tai bị tổn thương. “Hầu hết bệnh nhân đến gặp tôi thăm khám đều vệ sinh tai sau khi tắm hàng ngày", cô Ker nói.Bác sĩ Ker lưu ý: “Dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại hoặc nhựa có thể vô tình làm xước da ống tai, dẫn đến rách, chảy máu và nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp, việc cọ xát quá nhiều có thể vô tình dẫn đến thương tích và thủng màng nhĩ”.Cô Ker cảnh báo tăm bông dù mềm nhưng “làm tăng nguy cơ đẩy ráy tai vào sâu hơn, dẫn đến chèn ép, đau và giảm thính lực”. Bên cạnh đó, bác sĩ Ker đã chứng kiến nhiều bệnh nhân sử dụng bút, bút chì, kẹp tóc, thậm chí cả kim khâu và dây điện để ngoáy tai.
Cách chấm dứt thói quen ngoáy tai
Bác sĩ Ker cho biết mọi người có thể bỏ thói quen ngoáy tai nếu xem ráy tai là thứ bảo vệ, chứ không phải chất bẩn. “Quan niệm sai lầm phổ biến nhất là ráy tai không hợp vệ sinh, và nhiều bệnh nhân nói với tôi rằng đây là lý do tại sao họ ngoáy tai thường xuyên”, cô Ker chia sẻ.
Theo bác sĩ Ker, việc lấy ráy tai thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ dễ mắc các bệnh, biến chứng về tai. “Với sự hiểu biết này, việc bỏ thói quen ngoáy tai sẽ dễ dàng hơn”, cô Ker nói thêm.Bác sĩ Ker khuyên cáo: “Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy thì chỉ nên dùng ngón tay cái hoặc khăn ẩm xoay quanh bên ngoài lỗ tai, mát xa gờ loa tai và nghiêng đầu sang một bên. Nếu bạn bị đau hoặc thính giác bị ảnh hưởng thì hãy đến gặp bác sĩ để lấy ráy tai thay vì tự làm”.
Theo thanhnien.vn
Liên kết website
Ý kiến ()