Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 09/01/2025 00:59 (GMT +7)
Lý do đợt dịch Omicron tăng đột ngột rồi giảm nhanh chóng
Chủ nhật, 27/02/2022 | 12:13:24 [GMT +7] A A
Ở một số nước như Anh, Mỹ, Nam Phi, đợt dịch Omicron tăng vọt rồi kết thúc với tốc độ nhanh không kém.
Biến thể Omicron được phát hiện cách đây chưa đầy 3 tháng nhưng đã đẩy số ca mắc Covid-19 lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, 1-2 tháng sau, số ca nhiễm mới đã giảm mạnh ở các nước như Vương quốc Anh, Nam Phi, Mỹ.
Một số đợt dịch do các biến thể trước đó gây ra cũng diễn biến theo mô hình tương tự: Tăng thẳng đứng và rơi đột ngột.
Tại sao điều này xảy ra? Tại sao số ca mắc Omicron không tăng và giảm từ từ?
Eleanor Murray, nhà dịch tễ học tại Đại học Boston (Mỹ), cho biết: “Tôi nghĩ bạn có thể nhận được những câu trả lời khác nhau từ các chuyên gia khác nhau”.
Hiểu được lý do số ca bệnh tăng và giảm rất quan trọng để tìm ra chiến lược y tế công cộng hiệu quả. Việc dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo và cách triển khai các nguồn lực như nhân viên y tế, giường bệnh, vắc xin và phương pháp điều trị cũng rất quan trọng.
Tại sao đợt dịch Omicron lại tăng - giảm nhanh như vậy?
Omicron xuất hiện vào thời điểm dễ gây ra một đợt lây nhiễm lớn. Biến thể lam mạnh ở Bắc bán cầu khi du lịch dịp nghỉ lễ tăng lên và thời tiết lạnh khiếp mọi người tụ tập trong nhà nhiều hơn. Do đó, biến thể dễ di chuyển xa và lây lan cục bộ thông qua tiếp xúc giữa mọi người.
Omicron cũng có đủ các yếu tố khiến dịch bùng phát. Biến thể này chứa các đột biến tránh được khả năng miễn dịch đồng thời lây lan nhanh hơn bất kỳ chủng nào trước đó.
Ngay cả những người đã tiêm vắc xin Covid-19 cũng bắt đầu bị nhiễm với số lượng lớn khi khả năng bảo vệ từ 2 liều ban đầu bắt đầu dao động, dù hầu hết các triệu chứng nhẹ.
"Omicron đã lây nhiễm cho tất cả những người có thể bị nhiễm. Điều đó có nghĩa biến thể này sẽ hết người để tấn công và bắt đầu giảm nhanh như khi bùng phát", Ali Mokdad, nhà dịch tễ học tại Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe tại Đại học Washington (Mỹ), nhận định.
Các biến thể trước đó cũng gây ra tình trạng tăng đột biến và sụt giảm mạnh tương tự. Ví dụ, Nam Phi đã chứng kiến các đỉnh dịch liên quan đến các biến thể khác nhau. Hầu hết những búp măng đặc biệt này ở Nam Phi đều đối xứng ngoại trừ đợt sóng Delta vào mùa hè năm ngoái, đã chứng kiến một đợt tăng ngắn trên đường đi xuống.
Khi ngày càng có nhiều người nhiễm một biến thể của virus SAR-CoV-2, sẽ không còn lại nhiều người để virus xâm nhập. Khi đó, số lượng ca nhiễm đạt đỉnh và sau đó suy giảm.
Ý tưởng cho rằng các đợt bùng phát dịch mang tính đối xứng đã có trước đây. William Farr quan sát vào những năm 1840, dịch bệnh đậu mùa tuân theo một mô hình toán học, mặc dù công thức của ông, được gọi là định luật Farr, dẫn đến một đường cong hình chuông. Bệnh hiếm khi đi theo những đường cong gọn gàng như vậy.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, diễn biến dịch có vẻ khác. Biểu đồ số ca bệnh ở Hàn Quốc giống những ngọn đồi thoai thoải hơn khi các biến thể thay thế nhau. Brazil trải qua những đỉnh núi lởm chởm, bất đối xứng trong suốt đại dịch.
Một trong những lý do là sự chậm trễ trong việc ghi nhận các ca bệnh. Ở một số nơi, các biến thể như Delta và Omicron chồng chéo lên nhau. Ở cấp độ quốc gia, các đường cong ca bệnh có thể thay đổi hình dạng khi đại dịch lây lan theo thời gian từ thành thị đến nông thôn hoặc có thể đạt đỉnh vào các thời điểm khác nhau tùy thuộc vào khu vực.
Sau đó, phải tính đến các can thiệp sức khỏe cộng đồng. Vắc xin cung cấp khả năng bảo vệ miễn dịch đáng kể, và khả năng phục hồi sau nhiễm Covid-19. Các biện pháp như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập nơi công cộng, xét nghiệm nghiêm ngặt, tăng cường tiêm chủng đều giúp ích. Mọi người cũng thay đổi hành vi để đối phó với sự gia tăng dịch bệnh. Ở Mỹ, số người tiêm vắc xin và xét nghiệm tăng đột biến sau khi số ca bệnh nhảy vọt.
Ngay cả sau khi làn sóng Omicron rút đi, Mỹ vẫn sẽ gặp khó khăn khi còn những người chưa tiêm vắc xin Covid-19, cả trong nước và trên toàn thế giới. Và virus luôn thay đổi: Omicron hiện có một biến số phụ gọi là BA.2 đang dần chiếm lĩnh, mặc dù chưa rõ tác động với tổng thể đại dịch.
Virus càng lan rộng thì càng có nhiều khả năng đột biến theo những cách nguy hiểm. Các biến thể hiện tại có thể nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, bất kể có nguồn gốc từ đâu.
Theo Vietnamnet
Liên kết website
Ý kiến ()