Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 25/12/2024 11:34 (GMT +7)
Mẹo uống trà đúng cách để giảm nguy cơ đau tim
Thứ 6, 25/10/2024 | 15:14:00 [GMT +7] A A
Trà có nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng không phải ai cũng biết pha trà đúng cách để bảo đảm nguồn dinh dưỡng từ trà được giữ nguyên vẹn.
Trà giúp sức khỏe tim mạch như thế nào?
Bác sĩ Bhagwat là bác sĩ tim mạch can thiệp tại Bệnh viện chuyên khoa Nanavati Max, Mumbai (Ấn Độ) – cho biết, trà giàu hợp chất bảo vệ tim chống viêm và tổn thương tế bào, rất tốt cho việc sửa chữa và phục hồi chức năng của mạch máu.
Trà đen và trà xanh thường có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ đau tim và đột quỵ do các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol.
Một nghiên cứu năm 2018 đã kiểm tra tác dụng của trà đen trên chuột cho thấy những con chuột trong nhóm thử nghiệm uống một loại polyphenol chống oxy hóa nhất định có trong trà đen đã ghi nhận mức giảm 10,39% cholesterol, giảm 10,84% cholesterol LDL và giảm 6,6% triglyceride.
Một số hợp chất trong trà xanh có thể giúp phá vỡ các mảng bám liên quan đến tắc nghẽn. Trong đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà xanh cũng có thể giúp hạ cholesterol và huyết áp.
Bác sĩ Bhagwat lý giải: “Đó vì trà có catechin, giúp ngăn ngừa huyết khối và tăng hoạt động của tiểu cầu. Nó cũng là một chất lợi tiểu vì đi tiểu giúp bạn giảm huyết áp”.
Bạn có đang uống trà đúng cách không?
Bác sĩ Bhagwat đưa ra lời khuyên, mặc dù trà có hợp chất tốt, nhưng bạn phải uống rất nhiều mới thấy được lợi ích rõ rệt.
Thói quen thường xuyên cũng có thể giúp ích cho bạn. Bởi, polyphenol trong trà không được lưu trữ trong cơ thể lâu dài và việc uống trà thường xuyên có thể là cần thiết để các đặc tính bảo vệ tim mạch của chúng có hiệu lực một cách liên tục.
Trà cũng có caffeine và mặc dù lượng này thấp hơn cà phê, bạn phải cẩn thận không nên uống quá nhiều.
Trà đen có lượng caffeine cao nhất trong số các loại trà. Theo đó, một cốc trà đen chứa khoảng 47 miligam (mg), trong khi trà xanh khoảng 28 mg. Vì vậy, đừng uống quá nhiều. Bên cạnh đó, trà có tannin, một loại polyphenol có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm.
“Ngoài ra, đừng đun sôi trà. Bạn chỉ cần ngâm trà trong nước nóng từ 80 đến 90 độ C. Quá nóng sẽ phá hủy các hợp chất có lợi. Chỉ cần ngâm và pha trà sẽ giữ lại tất cả các hợp chất”, bác sĩ Bhagwat nói.
Đặc biệt, nếu bạn thích uống trà thì không nên thêm đường hoặc sữa vào vì nó có thể làm tăng calo trong tách trà của bạn. Điều này dẫn đến tăng cân và đẩy mức cholesterol lên cao.
Bất kỳ loại đồ uống có đường nào, bao gồm cả trà có đường đều sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành gây ra.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()