Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 20:16 (GMT +7)
Nâng cao đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số
Thứ 5, 11/07/2024 | 07:53:48 [GMT +7] A A
Hiện nay, cả 64 xã dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt chuẩn NTM, trong đó có 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong vùng được cải thiện, nâng cao. Có được điều này một phần là nhờ việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở vùng DTTS trên địa bàn.
Tỉnh chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tiến đến xóa bỏ phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP.
Từ năm 2020 đến nay, các địa phương đã phê duyệt, triển khai hỗ trợ 21 dự án liên kết cấp huyện cho 659 cá nhân, tổ chức. Nhiều mô hình liên kết được hình thành, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng chuỗi ATTP, sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ứng dụng công nghệ cao, tích cực tham gia chuỗi liên kết.
Trong 221 HTX thành lập mới toàn tỉnh, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo có 69 HTX; ngoài ra còn có 119 tổ hợp tác, 2 liên hiệp HTX nông nghiệp, tổng hợp; nhiều trang trại. Các trang trại hoạt động có hiệu quả cao, lợi nhuận 220 triệu đồng/trang trại/năm.
Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) được thực hiện mạnh mẽ ở vùng đồng bào DTTS, miền núi. Từ năm 2021 đến hết năm 2023, tỉnh đã hỗ trợ 1.845 triệu đồng cho 71 sản phẩm OCOP; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ KH&CN liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng của các sản phẩm. Hiện vùng này có 76 sản phẩm tham gia chu trình OCOP; trong đó có 62 sản phẩm đạt 3 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao.
Để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng DTTS, tỉnh tập trung phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Giai đoạn 2021-2023 tỉnh tổ chức thành công 14 hội chợ OCOP, hội chợ, triển lãm chuyên đề cấp tỉnh, cấp quốc gia; xác nhận, tổ chức 53 chương trình hội chợ, phiên chợ, tuần hàng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tham gia 18 hội chợ trong và ngoài nước; phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan cung cấp thông tin 132 chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đăng ký tham gia; tiếp tục duy trì tốt hoạt động của 47 chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững, trọng tâm là vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Đến nay tỉnh đã giao 159.509,18ha đất, rừng cho hộ gia đình, cá nhân; 4.526,74ha cho cộng đồng dân cư; cho thuê đất, thuê 153,47ha...
Tỉnh thực hiện tốt chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững theo Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Qua đó đã hỗ trợ 1.016 hộ dân TP Hạ Long và huyện Ba Chẽ với 1.656,2ha cây gỗ lớn, cây bản địa, tổng kinh phí 34,378 tỷ đồng. Nhờ đó diện tích trồng rừng tập trung hằng năm của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đến hết năm 2023 là 12.000ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 6 tháng đầu năm 2024 đạt 457.859m3... Từ năm 2021 đến nay, diện tích trồng cây lim, lát, giổi trên địa bàn tỉnh đạt 2.242ha.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiệu quả, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi thay. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người dân vùng này đạt khoảng 6,1 triệu đồng/tháng, gấp 1,23 lần so với bình quân cả nước.
Cầm Khuê
Liên kết website
Ý kiến ()