Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 09:34 (GMT +7)
Người mắc bệnh tuyến giáp có cần kiêng ăn đậu nành?
Thứ 2, 20/09/2021 | 09:54:27 [GMT +7] A A
Bệnh lý tuyến giáp đang trở nên phổ biến, nhất là đối với phụ nữ. Khi mắc bệnh tuyến giáp, có cần kiêng ăn đậu nành là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh lý tuyến giáp đang trở nên phổ biến, nhất là đối với phụ nữ. Khi mắc bệnh tuyến giáp, có cần kiêng ăn đậu nành là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh tuyến giáp thường có triệu chứng có thể rất mờ nhạt, thậm chí tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Một số người xuất hiện cảm giác nuốt vướng không rõ ràng, đau tức nhẹ ở vùng cổ, tự thăm khám thấy khối u vùng cổ trước, hoặc chỉ phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ.
Nhiều người truyền tai nhau những thông tin không chính thống về việc phải kiêng ăn đậu nành nếu bị mắc các bệnh tuyến giáp. Vậy điều này có đúng không, người bệnh tuyến giáp có cần kiêng ăn đậu nành?
Lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Hai thành phần chính của đậu nành mang lại những lợi ích cho sức khỏe là protein và isoflavone đậu nành. Isoflavone là một phân lớp của flavonoid, các hợp chất từ thực vật phổ biến. Chúng thường tồn tại trong thực phẩm dưới dạng không hoạt động sinh học.
Người ta tin rằng isoflavone có trong đậu nành là hợp chất hoạt động chính tạo ra cả tác dụng nội tiết tố và phi nội tiết tố. Thực tế, mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, giúp ức chế sự hình thành mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Tăng sức khỏe cho xương
Isoflavone trong hạt đậu nành có thể tăng cường sức mạnh của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương. Hơn nữa, trong hạt đậu nành còn có các genistein và các isoflavone khác đã được chứng minh là làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Cung cấp nguồn chất đạm phong phú
Đậu nành là một trong số ít các loại hạt có chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỉ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38%. Đậu nành chứa các loại axit amin thiết yếu, thành phần cấu tạo nên chất đạm mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp.
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể khiến phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone, một hợp chất thuộc nhóm estrogen thực vật có trong đậu nành có thể làm giảm bớt những triệu chứng mãn kinh.
Đậu nành có gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp?
Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng đậu nành có thể tác động tiêu cực tới chức năng và làm thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp. Người ta cho rằng isoflavone ức chế hoạt động của peroxidase tuyến giáp, một loại enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4).
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy sử dụng đậu nành có liên quan đến các rối loạn tuyến giáp như suy giáp, bướu cổ và bệnh tuyến giáp tự miễn dịch. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu đã liệt kê đậu nành là thực phẩm có ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, đến năm 2015, sau khi có thêm các bằng chứng khoa học lớn hơn, cơ quan này đã kết luận lại rằng đậu nành không có liên quan tới ảnh hưởng chức năng tuyến giáp.
Để đánh giá chính xác và khách quan hơn mối liên quan giữa việc tiêu thụ đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành với sự thay đổi chức năng tuyến giáp. Năm 2019, một nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp đã được thực hiện dựa trên các thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng, coi đậu nành như một biện pháp can thiệp, trong đó hormon FT3, FT4 và TSH ( hormone kích thích tuyến giáp) được đo.
Các biện pháp can thiệp được sử dụng trong các nghiên cứu chủ yếu là bổ sung thực phẩm có chứa isoflavone đậu nành, chiết xuất đậu nành, protein đậu nành, isoflavone giàu daidzein và genistein đơn độc. Liều được sử dụng trong các nghiên cứu dao động từ 40 - 200mg/ngày. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, bổ sung đậu nành không ảnh hưởng tới sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp, nó chỉ làm tăng TSH ở mức rất khiêm tốn và không thực sự rõ ràng.
Lưu ý 8 cách sử dụng đậu nành tốt cho sức khỏe người bệnh tuyến giáp
1. Thực phẩm từ đậu nành làm tăng liều hormone cần thiết trên bệnh nhân suy giáp. Chính vì vậy, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu thông thường được coi là an toàn. Người bệnh bị suy giáp không cần thiết phải kiêng đậu nành, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu iốt.
Để có một cơ thể khỏe mạnh và sử dụng đậu nành như một món ăn lành mạnh cho sức khỏe người bệnh, cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và có sự tư vấn của bác sĩ.
2. Khi sử dụng đậu nành, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không quá nhiều và không quá thường xuyên.
3. Không sử dụng các sản phẩm đậu nành biến đổi gen cho đến khi chúng đã được kiểm chứng là an toàn cho người bệnh.
4. Tránh sử dụng các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như bột đậu nành, bột protein tăng cơ. Không lạm dụng những sản phẩm đậu nành và thay thế cho những món ăn khác. Chỉ sử dụng những chế phẩm chưa qua chế biến quá nhiều như sữa đậu nành, đậu phụ tươi, miso…
5. Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Lượng đậu nành cho phép với người bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày.
6. Với người bệnh tuyến giáp, cơ thể không tự tổng hợp được hormone tuyến giáp nữa nên isoflavone trong đậu nành cũng không làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormone tuyến giáp của cơ thể.
Nếu muốn uống sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành, nên sử dụng xa thời điểm uống thuốc hormone tuyến giáp khoảng 4 giờ, thì thuốc vẫn được hấp thu bình thường.
7. Nên uống sữa đậu nành không đường, bởi đường hoặc chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp.
8. Đậu nành là thực phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể với những biểu hiện như mẩn ngứa, hắt hơi… Khi có những triệu chứng này cần ngừng việc dùng đậu nành ngay cả khi bạn có bệnh lý tuyến giáp hay không.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()