Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 26/11/2024 01:50 (GMT +7)
Phát hiện ngoại hành tinh kỳ lạ - nơi ngày và đêm luôn giống hệt nhau
Thứ 4, 04/08/2021 | 14:14:27 [GMT +7] A A
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh lạ chỉ cách Trái đất 35 năm ánh sáng. Điều thú vị là tại hành tinh này, ngày và đêm luôn giống hệt nhau.
Ngoại hành tinh mới được phát hiện có tên khoa học là Coconuts-2b, là một hành tinh khí khổng lồ. Nó có khối lượng gấp 6 lần sao Mộc và xoay quanh Coconuts-2a - một ngôi sao lùn cách đó 900 tỷ km. Con số này lớn hơn tới 6.000 lần so với khoảng cách tương đối từ Trái đất đến Mặt trời (151,87 triệu km).
Nhờ quỹ đạo rộng và nhiệt độ thấp của ngôi sao chủ, nên Coconuts-2b sẽ có bầu trời của ngày và đêm trông giống hệt nhau. Thứ duy nhất có thể nhìn thấy đó là ngôi sao chủ xuất hiện dưới dạng một ánh sáng đỏ tươi.
"Với hành tinh khổng lồ quỹ đạo siêu rộng và sao chủ khá lạnh, Coconuts-2 đại diện cho hệ hành tinh rất khác với hệ mặt trời của chúng ta", Zhoujian Zhang, nghiên cứu sinh của Đại học Hawaii và là tác giả của nghiên cứu cho hay.
Coconuts-2b là ngoại hành tinh lạnh thứ 2 từng được chụp lại, với ở nhiệt độ bề mặt ở mức 160 độ C và chỉ có thể được phát hiện bằng ánh sáng hồng ngoại do năng lượng đầu ra thấp.
Theo lý giải của Zhang, một số lượng nhiệt dư bị giữ lại trên hành tinh kể từ khi nó hình thành, nhưng vẫn yếu hơn khoảng 1 triệu lần so với Mặt trời của chúng ta.
Đại diện nhóm nghiên cứu cũng tiết lộ rằng việc trực tiếp phát hiện và nghiên cứu ánh sáng từ các hành tinh khí khổng lồ xung quanh các ngôi sao khác thường là rất khó.
Nguyên nhân là bởi các hành tinh thường có quỹ đạo hẹp, nên dễ bị chôn vùi trong ánh sáng chói lóa từ sao chủ.
Tuy nhiên trường hợp cá biệt xảy ra với Coconuts-2b, khi nó vừa có quỹ đạo khổng lồ, lại có khối lượng lớn hơn gấp 3 lần so với sao chủ Coconuts-2a.
Dự kiến, đây sẽ là ngoại hành tinh lý tưởng để các nhà thiên văn nghiên cứu bầu khí quyển và thành phần của một hành tinh khí khổng lồ còn rất trẻ.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()