Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 18:09 (GMT +7)
Quảng Ninh đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thứ 2, 11/12/2017 | 11:27:22 [GMT +7] A A
Trong phiên họp sáng 11/12, kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XIII, đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
Báo cáo khẳng định sự quyết liệt, toàn diện, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh và sự linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, ngành trong triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Với những nỗ lực đó, tỉnh Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 10,2%, cao so với mặt bằng chung của cả nước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.528 USD, tăng 11,8%; năng suất lao động bình quân ước đạt 172,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,9%; giá trị tăng thêm của 3 khu vực kinh tế đạt 9,6%; chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 4,46% cùng kỳ; giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước đạt 5.673 tỷ đồng, tăng 17,3% cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định, giá trị tăng thêm ước đạt 5.391 tỷ đồng, tăng 3,4% cùng kỳ; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,3%; tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch ước đạt 94%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. |
Năm 2017, Quảng Ninh phấn đấu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 60.600 tỷ đồng, tăng 10,1%; cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 dự án, tổng mức đăng ký đầu tư ước đạt 68.920 tỷ đồng, tăng 125%; có 2.240 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 32%, vốn đăng ký 12.866 tỷ đồng, tăng 9,3% (đến nay trên địa bàn tỉnh có 14.900 doanh nghiệp, vốn đăng ký 147.990 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 38.100 tỷ đồng, tăng 19,8% dự toán; trong đó: Thu nội địa ước đạt 27.600 tỷ đồng, tăng 4,5% dự toán, tăng 10% so với số thực hiện năm 2016, chiếm 73,4% tổng thu ngân sách nhà nước; thu XNK ước đạt 10.500 tỷ đồng, đạt 194,1% dự toán. Công tác quản lý chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, chi thường xuyên bảo đảm tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ quy định, ước đạt 10.183 tỷ đồng, đạt 100% dự toán. Tổng vốn ngân sách chi đầu tư phát triển là 10.621 tỷ đồng, tăng 5,9% cùng kỳ, chiếm 56,67% tổng chi ngân sách địa phương. Nợ đọng XDCB dự kiến đến hết năm 2017 còn 675,5 tỷ đồng, giảm 528,7 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2016.
Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), Đề án 196, Chương trình 135 được cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai tích cực. Hết năm 2017, có 1 xã, 7 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn (về đích sớm trước 1 năm so với Đề án phê duyệt); 17 xã đạt chuẩn NTM (vượt kế hoạch năm), nâng tổng số 52/111 xã toàn tỉnh đạt chuẩn NTM. Tỉnh đã trình T.Ư thẩm định công nhận 2 thành phố là Uông Bí và Cẩm Phả hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nâng tổng số 4 địa phương trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Cô Tô).
Ba đột phá chiến lược tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp được tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác GPMB và tiến độ thi công để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Đường nối TP Hạ Long với TP Hải Phòng, cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến; cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Hải - Vân Đồn; cải tạo, nâng cấp QL 18A; Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn; hạ tầng KCN cảng Nam Tiền Phong, KCN Texhong Hải Hà... Tỉnh đang tích cực chuẩn bị thủ tục đầu tư để sớm khởi công các dự án: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II…, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.
Công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính được chú trọng; Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực đến năm 2020” được quan tâm triển khai đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; quốc phòng - an ninh đảm bảo, công tác đối ngoại được mở rộng. An sinh xã hội bảo đảm, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được cải thiện và nâng lên.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trò chuyện với các học sinh tiêu biểu tham dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XIII. |
Đặc biệt, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và được sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao của cử tri, nhân dân trong tỉnh, Quảng Ninh đã tích cực tham mưu, đề xuất, hoàn thiện Đề án báo cáo Trung ương xây dựng Vân Đồn trở thành Khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt, đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Việc thành lập Đặc khu là tiền đề quan trọng để tạo ra một mô hình phát triển kinh tế mới có tính động lực đối với sự phát triển của tỉnh và khu vực.
Với những kết quả và bài học kinh nghiệm, thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Quảng Ninh tiếp tục đặt mục tiêu phấn đấu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 tăng từ 10,2-10,5%; thu ngân sách nội địa tăng 10% so với số thực hiện năm 2017 (nhưng không thấp hơn 30.360 tỷ đồng); thu XNK phấn đấu đạt chỉ tiêu Trung ương giao (6.000 tỷ đồng); tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 8%; tổng vốn đầu tư xã hội tăng trên 10%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93%; 14,5 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 97%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch trên 94%; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 93,5%.
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu này, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được tỉnh đặt ra; trong đó: Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược; tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành thu chi ngân sách; nâng cao tỷ trọng, chất lượng dịch vụ, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn sau khi được Quốc hội thông qua..., tiếp tục được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm để tạo động lực chủ yếu cho tăng trưởng, khơi nguồn của những tăng trưởng tiềm năng.
Cùng với đó, các nhiệm vụ chính trị, xã hội: Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thay đổi căn bản về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ môi trườn. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới trong công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực của các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ cở; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm QP-AN, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại...
Cũng trong phiên họp sáng 11/12, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả công tác mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2017 và những ý kiến, kiến nghị của cử tri của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; công tác xét xử năm 2017 của TAND tỉnh; công tác thi hành án dân sự năm 2017 và một số tờ trình của UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến kỳ họp.
Chiều 11/12, kỳ họp tiếp tục làm việc với các nội dung theo chương trình.
Nguyễn Huế - Hùng Sơn
[links()]
Liên kết website
Ý kiến ()