Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 10:25 (GMT +7)
Sáng 9/12: Gần 70 ca COVID-19 nặng thở oxy, thở máy; Bộ Y tế bãi bỏ 5 văn bản quy phạm pháp luật
Thứ 6, 09/12/2022 | 09:24:41 [GMT +7] A A
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân COVID-19 nặng gia tăng; Việt Nam đã tiêm hơn 264,8 triệu liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương tiêm chậm; Bộ Y tế bãi bỏ 5 văn bản quy phạm pháp luật.
Ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 nặng đều tăng
Bộ Y tế cho biết có 528 ca mắc COVID-19 trong ngày 8/12, đây là số ca mắc mới cao nhất trong 6 ngày qua. Những ngày trước đó, số ca mắc mới ở mức dưới 500 ca, trong đó ngày 4/12 ghi nhận thấp với 204 ca mới.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.519.539 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.414 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi: 10.609.370 trường hợp; trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát có 69 bệnh nhân nặng đang thở oxy, thở máy, gồm: Thở oxy qua mặt nạ: 61 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca. Thở máy xâm lấn: 6 ca. Ngày 8/12, bệnh nhân nặng cũng gia tăng so với ngày trước đó.
Bộ Y tế yêu cầu cơ quan chuyên môn tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 264,8 triệu liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương tiêm chậm các mũi 3 cho người từ 12- 17 tuổi và người trên 18 tuổi, mũi 1 và 2 cho trẻ từ 5 - dưới 13 tuổi.
Bộ Y tế bãi bỏ 5 văn bản quy phạm pháp luật
Theo Thông tư số 14/2022/TT-BYT do Bộ Y tế vừa ban hành, Bộ đã bãi bỏ toàn bộ 5 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, Liên tịch ban hành, bao gồm:
-
Quyết định số 36/2006/QĐ-BYT ngày 14/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về thử nghiệm lâm sàng trang thiết bị y tế".
-
Quyết định số 19/2008/QĐ-BYT ngày 30/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế làm việc của Bộ Y tế.
-
Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm."
-
Thông tư số 09/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế về y tế tại Việt Nam.
-
Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22/2/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.
Với Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về danh mục thuốc hiếm, bãi bỏ Điều 9 và cụm từ "và cập nhật Quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc hiếm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định" tại Khoản 1 Điều 10.
Thông tư 14/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/2/2023.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Liên kết website
Ý kiến ()