Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 12:18 (GMT +7)
Siết chặt quản lý đất đai để tạo động lực phát triển
Thứ 5, 04/01/2024 | 10:58:32 [GMT +7] A A
Quản lý đất đai luôn là nhiệm vụ được Quảng Ninh chú trọng. BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 19/5/2023 về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Đồng thời, tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai; tăng cường chỉ đạo công tác này.
Tỉnh đã chỉ đạo sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng đất đai đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với pháp luật về đất đai và phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương, như: Chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức, giao đất, tách thửa đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quy định về việc giao đất đối với các thửa đất nhỏ lẻ, xen kẹp…
Tỉnh còn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh; trên cơ sở đó, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, nhất là kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định bảo đảm thống nhất, đồng bộ.
Với sự phát triển năng động, nhiều dự án đầu tư vào địa bàn như hiện nay, Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuẩn bị quỹ đất để bố trí ít nhất 50.000 suất tái định cư trong giai đoạn 2023-2030; chủ động đi trước một bước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Nhờ đó đến nay, tổng số suất tái định cư đã có quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 8.828 suất, tổng số suất tái định cư đã bố trí giai đoạn 2024-2025 là 6.863 suất; tổng số suất tái định cư dự kiến bố trí giai đoạn 2026-2030 (theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) là 34.309 suất, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; luôn đảm bảo sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; tăng cường đào tạo nghề, tạo việc làm để ổn định đời sống, sản xuất và chỗ ở cho người có đất bị thu hồi…
Chính quyền các cấp thực hiện công tác quản lý thị trường đất đai, bất động sản, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá đất làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao đất, cho thuê đất bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật, chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất… Tỉnh cũng xây dựng cơ chế điều tiết hợp lý hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo thẩm quyền, phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai thúc đẩy phát triển KT-XH.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai cũng được tăng cường. Từ tháng 6/2022 đến 30/11/2023, tỉnh đã chỉ đạo 12 cuộc kiểm tra, giám sát của cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư. Đồng thời chỉ đạo nhiều cuộc thanh tra liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó Thanh tra tỉnh đã ban hành 52 kết luận thanh tra KT-XH liên quan đến lĩnh vực đất đai...
UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2023, thanh tra chuyên đề diện rộng trên địa bàn Quảng Ninh đối với 175 dự án sử dụng đất, mặt nước từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ và đã đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với 69 dự án bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Tỉnh còn phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, sử dụng đất; phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, sai phạm trong thi hành chính sách, pháp luật về đất đai để cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý kịp thời, hiệu quả.
Việc chú trọng, tăng cường quản lý đất đai của tỉnh góp phần tạo ổn định và thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
Cầm Khuê
- Vân Đồn: Vướng mắc trong thực hiện GPMB, đất đai
- Huyện Hải Hà: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên và môi trường
- Tăng cường quản lý đất đai
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư công
- TP Hạ Long: Kiểm tra cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư công
Liên kết website
Ý kiến ()