Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 24/11/2024 22:20 (GMT +7)
Suýt chết vì nhầm đột quỵ với cảm nắng
Thứ 4, 24/08/2022 | 10:45:00 [GMT +7] A A
Nhiều người thường nhầm lẫn đột quỵ với say nắng dẫn đến quyết định đến bệnh viện chậm trễ, nguy hiểm tính mạng.
Trước khi đưa đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ông Nguyễn Văn B. (56 tuổi, trú tại Thái Bình) thấy mệt, tê bì, nói ngọng, yếu nhưng gia đình nghĩ bị cảm nắng nên để ông ở nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên tình trạng bệnh ngày càng tăng, không uống được nước. Gia đình vội vàng đưa vào bệnh viện tỉnh nhưng bác sĩ cho biết quá thời gian can thiệp.
Tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, các bác sĩ xác định bệnh nhân đột quỵ, qua thời gian vàng can thiệp (ở giờ thứ 26) nên chỉ có thể theo dõi cơ hội để cứu não.
Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều người đột quỵ mạch máu não nhầm với cảm nắng. Một trường hợp khác thì sơ cứu sai là bệnh nhân Cao Văn H. (69 tuổi trú tại Hà Nội) bị đột quỵ nhồi máu não. Trước khi vào viện con trai của người nhà bệnh nhân đã lấy dao trích máu ở dái tai vì trên Internet nói sơ cứu đột quỵ bằng cách này tốt hơn.
Một trường hợp khác là bệnh nhân N.T.T (61 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) bị đột quỵ não. Theo người nhà bệnh nhân, ông T bị tăng huyết áp từ vài năm khi thấy ông có biểu hiện đột quỵ người nhà vội vàng cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp. Khi đưa vào viện tình trạng của ông đã rất nặng. Bác sĩ nói do sơ cứu sai, sử dụng thuốc hạ huyết áp tụt xuống, dòng máu lên não yếu đi nên di chứng nặng nề. May mắn, bệnh nhân này còn chưa bị sặc thuốc vào phổi vì đột quỵ thường rối loạn nuốt.
Ngày càng trẻ hóa
Theo Ths.BS Huỳnh Quốc Sĩ - Trưởng Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Đột Quỵ Tim mạch Cần Thơ đột quỵ là bệnh lý do tổn thương não do tắc nghẽn mạch máu não, hoặc xuất huyết não làm thiếu máu nuôi vùng não khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê, yếu nửa người, nói đớ. Người bệnh càng lớn tuổi nguy cơ đột quỵ não càng cao. Ngoài ra, người mắc huyết áp, đái tháo đường nguy cơ cao bị đột quỵ não.
Quỵ não đang ngày càng trẻ hoá, mà nguyên nhân do lối sống thụ động, ít vận động. Người trẻ đang chịu áp lực công việc, áp lực gia đình dẫn tới gia tăng stress, làm cho tình trạng huyết áp khó kiểm soát nên người bệnh bị rối loạn chuyển hoá và đột quỵ.
Thế giới cũng như ở Việt Nam, thống kê về đột quỵ và tử vong rất cao, chiếm 15 - 20% bệnh nhân đột quỵ có thể tử vong. Tỷ lệ tàn tật ở đột quỵ nếu không được can thiệp cấp cứu chiếm 80%. Nếu bệnh nhân được can thiệp trong giờ vàng tỷ lệ tử vong giảm xuống còn 3- 5%, tỷ lệ tàn tật giảm còn 30-40%. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ và can thiệp kịp thời vô cùng quan trọng.
Dấu hiệu
Nhận biết một người đang bị đột quỵ dựa vào F.A.S.T:
-
F tức là Face, nghĩa là khuôn mặt. Tự nhiên khuôn mặt bị mất cân đối, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách nói người bệnh cười và quan sát sẽ thấy mặt bị liệt một bên.
-
A, tức là Arm, nghĩa là tay chân. Khi nói người bệnh giơ tay lên để so sánh và kiểm tra, sẽ thấy người bệnh bị yếu liệt tay chân.
-
S, tức là Speech, nghĩa là giọng nói. Khi người bệnh nói những từ đơn giản, sẽ thấy giọng của họ thay đổi (nói khó, giọng đớ, nói khó nghe).
-
T, tức là Time, nghĩa là thời gian.
Khi xác định các dấu hiệu trên, bác sĩ lưu ý vận chuyển bệnh nhân đột quỵ tới bệnh viện cần đảm bảo phương tiện vận chuyển nhẹ nhàng, cho bệnh nhân nằm, không nên để ngồi trên xe.
Thực tế, nhiều người nhập viện được sử dụng thuốc đồn chữa đột quỵ như An cung ngưu hoàng, thuốc nam, thuốc hạ áp… hay trích lể, cạo gió, vắt chanh vào miệng đều không có tác dụng trong đột quỵ. Thậm chí, có người vắt chanh vào miệng người bệnh hít phải dễ viêm phổi, lúc này bác sĩ vừa cấp cứu viêm phổi cấp vừa đột quỵ.
Điều trị bệnh nhân đột quỵ phải ở cơ sở y tế có phương tiện máy móc hiện đại chứ không điều trị được bằng thuốc.
Về quy tắc sơ cứu đột quỵ, nếu bệnh nhân không tỉnh, hôn mê co giật thì cần nới rộng quần áo. Nếu bệnh nhân co giật thì chúng ta dùng khăn cho vào miệng, tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi. Với bệnh nhân tỉnh táo, bạn nên gọi xe cấp cứu, cho bệnh nhân nằm ngay ngắn.
Theo vtc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()