Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 05/11/2024 09:23 (GMT +7)
Tác động bất lợi khi sử dụng quá mức hoá chất bảo quản thực phẩm
Thứ 7, 07/01/2023 | 07:37:37 [GMT +7] A A
Butylhydroquinone (viết tắt là TBHQ) là một loại phụ gia phổ biến dùng để bảo quản thực phẩm chế biến. TBHQ được cho là an toàn, nhưng tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây độc tính nguy hại cho sức khoẻ.
Quá trình oxy hóa có thể làm cho thực phẩm mất hương vị, thay đổi màu sắc và làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Là một chất chống oxy hóa nên TBHQ đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại và phê duyệt sử dụng trong thực phẩm vào năm 1972. Quyết định này được đưa ra khi các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến.
TBHQ thường được sử dụng trong các loại sản phẩm có chứa chất béo, bao gồm cả dầu thực vật và mỡ động vật. Rất nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bé. Do vậy, TBHQ được tìm thấy trong rất nhiều loại sản phẩm. Ví dụ: Bánh quy, mỳ ăn liền, đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh…
TBHQ còn có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, màu vẽ/sơn và véc ni (dùng cho đồ gỗ).
Chất bảo quản này có ưu điểm: Giúp giữ cho các loại thực phẩm không bị ôi thiu và hư hỏng, giúp chúng ta tiếp cận nhanh hơn với các lựa chọn thực phẩm giá cả phải chăng, và thậm chí còn giúp giảm lãng phí thực phẩm.
Việc tiêu thụ tối đa 0,7 mg/kg TBHQ mỗi ngày là an toàn, nhưng có thể khó xác định chính xác lượng TBHQ mà bạn đang tiêu thụ, đặc biệt là khi nhãn thực phẩm không ghi chi tiết hàm lượng TBHQ.
Độc tính được xem xét khi mức độ đạt tới 1 gam TBHQ trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như buồn nôn, nôn, mê sảng, ù tai, khó thở...
TBHQ, khi tiêu thụ với lượng vừa phải không gây hại, nhưng nồng độ cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Những rủi ro sức khoẻ liên quan đến TBHQ bao gồm:
Giảm miễn dịch
Chức năng chính của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể trước mọi sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Protein Nrf2 được kích hoạt trong hệ thống miễn dịch để thúc đẩy chức năng chống oxy hóa, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virus khác nhau.
Chất bảo quản thực phẩm kích hoạt tiêu cực đến Nrf2, dẫn đến hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, không có khả năng chống lại vi khuẩn và virus như mong đợi, dẫn đến suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch.
Suy giảm nhận thức
Hoạt động bình thường của hệ thần kinh rất quan trọng đối với sự phối hợp giữa não và cơ thể. Chức năng thần kinh bất thường có thể gây suy giảm nhận thức.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất bảo quản thực phẩm được cho là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng thần kinh, từ các vấn đề về mắt, cử động cơ thể, cũng như tê liệt tủy. Tủy kiểm soát nhiều chức năng cơ thể bao gồm cả hơi thở.
Có hại cho các tế bào hồng cầu
Các tế bào hồng cầu rất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể và não bộ. Protein được gọi là huyết sắc tố là một thành phần quan trọng của các tế bào hồng cầu, mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Bất kỳ sự thay đổi nào về số lượng hồng cầu sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ thể và não bộ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất bảo quản thực phẩm có khả năng làm thay đổi cấu trúc màng tế bào hồng cầu. Do sự thay đổi cấu trúc này, hoạt động của các tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là sự tương tác gây ra khi một người bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể. Chất bảo quản thực phẩm làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch bằng cách thay đổi chức năng của các tế bào bạch cầu. Đây được coi là nguyên nhân chính gây dị ứng thực phẩm.
Sự kết hợp của nhiều tương tác khác nhau liên quan đến chất bảo quản thực phẩm có thể làm tăng quá mẫn cảm và gây ra những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Đặc tính này của chất bảo quản thực phẩm khiến nó trở nên rất nguy hiểm đối với những người bị dị ứng thực phẩm.
Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng như trái cây và rau quả, protein nạc, chất béo không bão hòa và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()