Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã gây ra vô vàn khó khăn, hệ luỵ cho xã hội. Chủ động vượt lên những khó khăn, vượt qua những yếu tố bất lợi, tìm ra cách làm mới, giải pháp mới, phù hợp với bối cảnh mới để tiếp tục hành trình mới với niềm tin, hy vọng mới – đó là cách mà tất cả các địa phương trên cả nước đang cùng thực hiện, trong đó Quảng Ninh được đánh giá là một điểm sáng khi biết tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ vững và là một cực tăng trưởng khu vực phía Bắc.

Quảng Ninh là tỉnh có lợi thế vượt trội so với các địa phương khác trong cả nước về phát triển du lịch, dịch vụ bởi sở hữu nhiều tiềm năng, cơ hội nhờ có vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, có Yên Tử - Ngoạ Vân linh thiêng, huyền bí vừa là kỳ quan thiên nhiên, vừa là kỳ quan văn hoá, lịch sử chứa đựng trong đó những giá trị tinh thần bất diệt của dân tộc... Trước khi dịch bệnh covid-19 xuất hiện thì du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh với lượng khách du lịch hàng năm hơn 13 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đã đóng góp rất lớn cho tỉnh để có nguồn đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Và nếu dịch bệnh Covid-19 không xảy ra thì du lịch Quảng Ninh chắc chắn đã có những bứt tốc mạnh mẽ hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó.  Tuy nhiên trước tác động quá khủng khiếp của dịch bệnh, ngành du lịch, dịch vụ trong suốt gần 2,5 năm không có vận động mới.

Trong bối cảnh mũi nhọn du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là bước ngoặt quan trọng trong quyết sách của tỉnh Quảng Ninh để đứng vững trước khó khăn.

Trong bối cảnh mũi nhọn du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là bước ngoặt quan trọng trong quyết sách của tỉnh Quảng Ninh để đứng vững trước khó khăn.

Trong bối cảnh mũi nhọn du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là bước ngoặt quan trọng trong quyết sách của tỉnh Quảng Ninh để đứng vững trước khó khăn.

Giám đốc Sở Du lịch Phạm Văn Thuỷ cho biết:

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến lĩnh vực du lịch, dịch vụ như người ốm dở trong 2 năm (từ giữa năm 2020 đến giữa năm 2022). Rất may trong bối cảnh đó Nghị quyết số 01 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành cuối năm 2020 đã ngay lập tức phát huy hiệu quả, tác động ngay đến việc giữ ổn định đà tăng trưởng 2 con số của tỉnh.

Tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các KCN bằng việc triển khai đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả ngay tại cơ sở. Trực tiếp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký đã đi kiểm tra và chỉ đạo. Điều này giúp các nhà đầu tư thứ cấp tại KCN Đông Mai yên tâm, giữ được sức sản xuất, giá trị gia tăng các sản phẩm cao.

Tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các KCN bằng việc triển khai đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả ngay tại cơ sở. Trực tiếp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký đã đi kiểm tra và chỉ đạo. Điều này giúp các nhà đầu tư thứ cấp tại KCN Đông Mai yên tâm, giữ được sức sản xuất, giá trị gia tăng các sản phẩm cao.

Tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các KCN bằng việc triển khai đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả ngay tại cơ sở. Trực tiếp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký đã đi kiểm tra và chỉ đạo. Điều này giúp các nhà đầu tư thứ cấp tại KCN Đông Mai yên tâm, giữ được sức sản xuất, giá trị gia tăng các sản phẩm cao.

Ngày hôm nay khi tỉnh Quảng Ninh đã vững vàng đủ 8 năm đạt mức tăng trưởng GRDP 2 con số mới thấy giá trị của cú “bẻ lái” ngoạn mục của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV khi lựa chọn nghị quyết đầu tiên là phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đạt hiệu quả tức thì.

Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Hiền cho biết.

Vì sao Nghị quyết về phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại được lựa chọn là nghị quyết đầu tiên và có tác dụng ngay tức thì? Đó là bởi giai đoạn trước đó đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vào GRDP của tỉnh có sự tăng trưởng rõ nét từ 6,7% (năm 2010) lên 9,6% (năm 2020), số lượng doanh nghiệp, lao động trong ngành chế biến chế tạo tăng nhanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sau khi hệ thống đường cao tốc, sân bay, cảng biển của tỉnh được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại thì việc liên kết vùng và hợp tác quốc tế có những bước đột phá mới, niềm tin của nhà đầu tư đối với tỉnh tăng lên rất cao, đây là những cơ hội để Quảng Ninh tăng tốc tiến vào phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo – điều mà trước đây rất khó để nắm bắt với địa bàn mà ngành công nghiệp nặng (khai thác than, điện) đang chiếm thế chủ đạo.

Dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên) hiện đang sản xuất linh kiện điện tử cho các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên) hiện đang sản xuất linh kiện điện tử cho các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên) hiện đang sản xuất linh kiện điện tử cho các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030

Gần 3 năm triển khai thực hiện một nghị quyết chưa phải là thời gian đủ dài, đủ chín nhưng hiệu quả của nghị quyết chuyên đề đầu tiên sau Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đã chứng thực “cú bẻ lái” ngoạn mục “tìm cơ trong nguy” của tỉnh để vượt qua dịch bệnh covid-19. Tính đến hết tháng 6/2023, quy mô doanh nghiệp lĩnh vực chế biến, chế tạo tại tỉnh Quảng Ninh bình quân tăng 11,2%/năm, dự kiến năm 2023 chiếm 12,3%. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,6%/năm, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội là 17%/năm. Năm 2010, Quảng Ninh có 291 doanh nghiệp chế biến, chế tạo, thì đến nay đã có hơn 800 doanh nghiệp, chiếm hơn 80% số doanh nghiệp trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Quảng Ninh đã bước đầu hình thành chuỗi công nghiệp dệt công nghệ cao tại KCN Cảng biển Hải Hà; chuỗi công nghiệp sản xuất ô tô tại các KCN Việt Hưng, Sông Khoai, Đông Mai, Bắc Tiền Phong; chuỗi cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử tại KCN Đông Mai, KCN Sông Khoai. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghệ sạch bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư, tập đoàn lớn có năng lực, kinh nghiệm vào nghiên cứu, triển khai đầu tư như Tập đoàn TCL, Foxconn, Jinko Solar…

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hỏi thăm người lao động tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt (KCN Cảng biển Hải Hà).

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hỏi thăm người lao động tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt (KCN Cảng biển Hải Hà).

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hỏi thăm người lao động tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt (KCN Cảng biển Hải Hà).


Quảng Ninh – Ngành Than là một! Quan điểm đó chưa bao giờ thay đổi trong tiến trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh và TKV. Bởi trên vùng đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, hơn 10 nghìn thợ mỏ là hàng trăm nghìn gia đình có người thân làm việc trong ngành Than, có sự liên quan mật thiết đối với ngành Than. Khi Quảng Ninh đặt ra chiến lược phát triển trên quan điểm là chuyển đổi phương thức từ “nâu” sang “xanh” về bản chất trong đó là để sự gắn bó máu thịt giữa tỉnh và than hoà quyện hơn, bền vững hơn. Than đi vào khai thác xanh là chuyển từ lộ thiên sang hầm lò để vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo sự phát triển bền vững, tồn tại mãi mãi như lịch sử hàng trăm năm qua đã là máu thịt của Quảng Ninh.

Lãnh đạo Tập đoàn, Công ty CP Than Hà Lầm báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về tình hình sản xuất tại Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ công suất 1,2 triệu tấn/năm.

Lãnh đạo Tập đoàn, Công ty CP Than Hà Lầm báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về tình hình sản xuất tại Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ công suất 1,2 triệu tấn/năm.

Lãnh đạo Tập đoàn, Công ty CP Than Hà Lầm báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về tình hình sản xuất tại Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ công suất 1,2 triệu tấn/năm.

Nhìn lại những ngày chiến đấu với dịch bệnh Covid-19, trong bối cảnh sản xuất cả thế giới bị đình trệ do dịch bệnh, thì ở Quảng Ninh trong suốt thời gian dịch bệnh hàng vạn thợ mỏ vẫn ngày ngày đi trong lò nghe tiếng khoan reo, tiếng gió lùa, tiếp tục thi đua lao động sản xuất làm ra thật nhiều than để bù đắp cho sự sụt giảm của các ngành kinh tế khác. Họ vẫn giữ trụ cột là những lao động sản xuất chính, góp phần giữ an yên cho xã hội bằng nhịp sống của vùng Than. “Sản xuất than như quân đội đánh giặc” mệnh lệnh đó đã được những “chiến sỹ” vùng Đông Bắc tuân thủ nghiêm ngặt, hơn 100.000 thợ mỏ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trước dịch bệnh. Lần đầu tiên hơn 10 vạn công nhân ngành Than, công nhân lao động trong các KCN, KKT đã ở lại tỉnh Quảng Ninh ăn Tết nguyên đán Tân Sửu 2021. Năm 2021 ngành Than sản xuất được 45,1 triệu tấn (tăng 8,83% so với năm 2020). Năm 2022 sản lượng than sạch sản xuất đạt 45,2 triệu tấn (tăng 0,24% so với năm 2021) và dự kiến năm 2023 nhịp độ sản xuất này tiếp tục được duy trì ổn định. Tính chung trong 3 năm (2021-2023) tổng sản lượng than sạch được sản xuất tại Quảng Ninh đạt 135,56 triệu tấn, tăng trưởng bình quân 2,9%/năm.

Trong bối cảnh ngành dịch vụ phục hồi chậm, tỉnh đã tập trung vào ngành khai khoáng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời, hiệu quả cho hoạt động sản xuất than như: phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản trong làm việc với Trung ương tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong việc cấp quyền khai thác khoáng sản, thị trường tiêu thụ, tăng sản lượng tồn kho nhằm tăng tối đa sản lượng khai thác, doanh thu, đời sống người lao động. Trong lộ trình thực hiện việc giảm dần tỷ trọng ngành khai khoáng trong GRDP để phù hợp với lộ trình đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, ngành Than đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu khai thác theo đúng định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đảm bảo tỷ lệ khai thác hầm lò 70%, lộ thiên 30% và từng bước thực hiện lộ trình kết thúc khai thác than lộ thiên theo quy hoạch.

Linh hoạt, ứng biến với các tình huống phát sinh, giữ dòng than chủ đạo chảy trong số thu nội địa của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh gây khó khăn cho các ngành sản xuất khác, Quảng Ninh và Than đã thành công trong giữ nhịp sản xuất ở vùng Mỏ, giữ ổn định đời sống xã hội của hàng trăm nghìn gia đình có liên quan đến hoạt động sản xuất than. Theo tính toán thì đóng góp của ngành Than vào số thu nội địa của tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm qua vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2020 là 39,1%, năm 2021 là 36,7%, năm 2022 là 40,9%.

“Trong diễn tiến phát triển của các ngành kinh tế ở một địa phương, cũng có lúc thăng, có lúc trầm nhưng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa tỉnh Quảng Ninh và ngành Than luôn luôn rực sáng như tinh thần “kỷ luật và đồng tâm” của người thợ mỏ và người dân Quảng Ninh. Thực hiện việc chuyển đổi phương thức phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để phát triển bền vững hơn thì ngành Than vừa qua và tới đây sẽ tiếp tục có những chuyển đổi phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, nhất là trong thực hiện kết thúc khai thác lộ thiên theo quy hoạch nhưng dù có chiếm tỷ trọng cao hay giảm trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì đời sống dân sinh, xã hội của hàng trăm nghìn gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn phải từ sự phát triển ổn định của ngành Than. Vì vậy sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng vẫn là một trụ cột trong phát triển của tỉnh Quảng Ninh”. – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy cho biết.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng ngành dịch vụ, du lịch Quảng Ninh giảm mạnh, các hoạt động kinh tế qua cửa khẩu, hoạt động du lịch bị đình trệ, “đóng băng”; nhiều công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh phải đóng cửa, dừng hoạt động, thậm chí giải thể; nhiều lao động bị dừng việc, cắt hợp đồng hoặc buộc phải nghỉ việc...

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau những tác động nặng nề từ dịch bệnh, bên cạnh siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã tận dụng mọi thời cơ, có những chiến lược phát triển KT-XH linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm. Đặc biệt, ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết kích cầu, phục hồi nhanh ngành Du lịch. Chỉ tính trong 3 năm 2020-2022, HĐND tỉnh đã ban hành 08 nghị quyết (số 245, 256, 266, 286, 326, 332, 36, 42) nhằm đảm bảo an sinh xã hội, kích cầu du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vượt qua thách thức, nhanh chóng tái cơ cấu thị trường.

Tháng 3/2022, khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát Quảng Ninh là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, nhanh chóng, đúng thời điểm để phục hồi mạnh mẽ, vững chắc ngành du lịch. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Chương trình mở cửa, phục hồi, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh; hoàn thiện Đề án “Phục hồi ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” gắn với triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch; xây dựng phương án đón khách quốc tế qua cửa khẩu đường bộ. Đồng thời, ban hành "Bộ tiêu chí tạm thời về đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch", trên cơ sở đó, khẩn trương thiết lập mô hình du lịch an toàn, hạn chế tối đa rủi ro về dịch bệnh cho người dân và du khách.

Song cùng với đó, cũng có nhiều giải pháp thúc đẩy liên kết vùng, tái cơ cấu, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cho ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn thu hút du khách như Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Yoko Onsen Quang Hanh; Chương trình Yên Tử - Về miền đất Phật mùa thu, Hội mùa vàng Bình Liêu... Ngành Du lịch đã tổ chức hàng loạt các sự kiện hấp dẫn. Trong đó, nổi bật là các chương trình: Liên hoan ẩm thực Hạ Long - Quảng Ninh năm 2022; Festival Áo dài Quảng Ninh 2022; Lễ hội Carnaval Hạ Long 2022; Liên hoan Xiếc quốc tế; 7 môn thi đấu trong SEA Games 31; Lễ hội áo tắm năm 2022. Cùng với đó là các lễ hội truyền thống cấp tỉnh; hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới về đêm; Quảng Ninh cũng đăng cai tổ chức chính Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022; đăng cai tổ chức Đại hội EATOF lần thứ 17... Qua đó, lan tỏa hình ảnh một Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại, “điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.

Trước những khó khăn trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, tỉnh tích cực tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu, lối mở biên giới để kịp thời có các giải pháp đảm bảo thông quan thuận lợi, an toàn.

Khi tình hình dịch bệnh tại khu vực biên giới được các ngành chức năng của tỉnh kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt, Quảng Ninh đã kịp thời rà soát thủ tục, điều chỉnh đảm bảo việc sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Việc sớm thông quan cầu Bắc Luân II và các cửa khẩu trở lại sau một thời gian tạm dừng để triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh. Tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản xuất khẩu; tình trạng thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo đảm đơn hàng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã được giải quyết.

Từ khi thông quan trở lại đã có hàng trăm lượt xe container hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tổng thu ngân sách hàng chục tỷ đồng. Các doanh nghiệp vốn FDI và trong nước tại các khu công nghiệp đã nhập khẩu được các nguyên liệu về để ổn định sản xuất. Nguồn hàng xuất khẩu đã đảm bảo cho khách hàng, hoạt động vẫn duy trì liên tục. Lượng công nhân vẫn ổn định, đều không có tình trạng thiếu nguyên liệu, nhân lực.

Việc sớm ổn định sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành được coi là trọng điểm của tỉnh đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững đà tăng trưởng 2 con số. Trong 3 năm 2020, 2021, 2022 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid – 19, song tăng trưởng kinh tế lần lượt đạt 10,05%, 10,12%, 10,28%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 50,9%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 43,9%; khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 5,2% trong cơ cấu kinh tế.

Ngày xuất bản: 17/7/2023
Tổ chức thực hiện: LAN HƯƠNG
Nội dung: LAN HƯƠNG - THU CHUNG
Trình bày: MẠNH HÀ