Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 27/11/2024 07:36 (GMT +7)
Tranh giành độc quyền!
Thứ 2, 22/08/2011 | 09:17:17 [GMT +7] A A
“Cuộc chiến” giữa các Đài Truyền hình về việc độc quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh có vẻ dịu đi đôi chút, khi mà mùa giải 2011/2012, các trận đấu của giải ngoại hạng Anh chủ yếu diễn ra vào thứ bảy. Tuy nhiên, người hâm mộ Việt Nam sẽ còn “chịu trận dài dài” bởi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các Đài Truyền hình. Có điều gì ở đây vậy?
Nhìn lại trong vài năm trước, cuộc chiến được khởi tranh chủ yếu giữa hai “ông lớn”: Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Còn Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, tuy không kém cạnh gì Đài Truyền hình Việt Nam về cả tiềm lực kinh tế, diện phủ sóng nhưng do có chiến lược phát triển riêng nên tự cho mình là người ngoài cuộc.
Cách đây 4 mùa giải, khi mà Đài Truyền hình Việt Nam đang phát sóng miễn phí giải ngoại hạng Anh thì VTC “nhảy bổ” vào tranh mua bản quyền với Đài Truyền hình Việt Nam, giá bản quyền tăng vọt và VTC “ẵm trọn” cả ba mùa giải liên tiếp. Lúc đó VTV phản ứng ra mặt, còn những người hâm mộ thì đành nghiến răng mua đầu thu kỹ thuật số VTC để được xem giải bóng đá ngoại hạng Anh, trong khi vừa phải bớt chi tiêu để mua đầu thu DTH; Đến mùa giải 2010-2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam, gọi tắt là VSTV, vừa ra đời, đã giành lại đặc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh từ VTC. “Cuộc chiến” trở nên đặc biệt, bởi muốn xem giải ngoại hạng Anh các ngày chủ nhật (hầu hết các trận hay), các đệ tử của môn túc cầu lại phải móc hầu bao để mua đầu thu K+.
Thực chất đây có thể coi là “sự trả thù ngọt ngào” giữa hai “ông lớn”. Bởi VSTV chính là Truyền hình Việt Nam với 51% và Tập đoàn Truyền thông Pháp Canal với 49% cổ phần. Không phải chuyện ngẫu nhiên mà chắc chắn VSTV có sự chuẩn bị trước, rất kỹ lưỡng cho trận “phục thù” này. Mỗi trận đánh thắng, các “ông lớn” thì hỷ hả, chỉ có người dân là “méo mặt”, đến mức Hội cổ động viên Việt Nam đi thu thập hàng triệu chữ ký của người hâm mộ phản đối cách làm của VSTV gửi lên Thủ tướng. Nhưng xem ra cũng chẳng ăn thua gì, bởi hình như kinh tế thị trường với cách mà người ta dạy nhau “thương trường là chiến trường” đã ngấm quá sâu cái mặt trái của nó vào hai “ông lớn” trong ngành Truyền hình!
Cái đau lớn nhất của người hâm mộ là đã để “lộ thiên cơ”. Sao các nhà Đài không tranh giành giải bóng đá Tây Ban Nha, giải Đức, giải ý, giải Pháp mà cứ nhè vào giải ngoại hạng Anh mà “giã”. Căn cớ chính là cái sự “lộ thiên cơ” của đệ tử môn phái túc cầu Việt. Họ cứ chết mê, chết mệt thứ bóng đá Anh, mê đến mức quên cả vợ con, “ăn bóng đá, ngủ bóng đá...”. Đến bác nông dân không biết chữ cũng nhớ vanh vách tên những cầu thủ của Man Utd, Cheisea, Arsenal, Liverpool, trong khi chẳng nhớ được mấy cái tên của bóng đá Việt Nam (mà tên nước ngoài với người Việt vốn rất khó nhớ). Phải nói các nhà đài quá giỏi trong nghệ thuật kinh doanh, trong khả năng móc hầu bao của người dân...
Nhìn lại trong vài năm trước, cuộc chiến được khởi tranh chủ yếu giữa hai “ông lớn”: Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Còn Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, tuy không kém cạnh gì Đài Truyền hình Việt Nam về cả tiềm lực kinh tế, diện phủ sóng nhưng do có chiến lược phát triển riêng nên tự cho mình là người ngoài cuộc.
Cách đây 4 mùa giải, khi mà Đài Truyền hình Việt Nam đang phát sóng miễn phí giải ngoại hạng Anh thì VTC “nhảy bổ” vào tranh mua bản quyền với Đài Truyền hình Việt Nam, giá bản quyền tăng vọt và VTC “ẵm trọn” cả ba mùa giải liên tiếp. Lúc đó VTV phản ứng ra mặt, còn những người hâm mộ thì đành nghiến răng mua đầu thu kỹ thuật số VTC để được xem giải bóng đá ngoại hạng Anh, trong khi vừa phải bớt chi tiêu để mua đầu thu DTH; Đến mùa giải 2010-2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam, gọi tắt là VSTV, vừa ra đời, đã giành lại đặc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh từ VTC. “Cuộc chiến” trở nên đặc biệt, bởi muốn xem giải ngoại hạng Anh các ngày chủ nhật (hầu hết các trận hay), các đệ tử của môn túc cầu lại phải móc hầu bao để mua đầu thu K+.
Thực chất đây có thể coi là “sự trả thù ngọt ngào” giữa hai “ông lớn”. Bởi VSTV chính là Truyền hình Việt Nam với 51% và Tập đoàn Truyền thông Pháp Canal với 49% cổ phần. Không phải chuyện ngẫu nhiên mà chắc chắn VSTV có sự chuẩn bị trước, rất kỹ lưỡng cho trận “phục thù” này. Mỗi trận đánh thắng, các “ông lớn” thì hỷ hả, chỉ có người dân là “méo mặt”, đến mức Hội cổ động viên Việt Nam đi thu thập hàng triệu chữ ký của người hâm mộ phản đối cách làm của VSTV gửi lên Thủ tướng. Nhưng xem ra cũng chẳng ăn thua gì, bởi hình như kinh tế thị trường với cách mà người ta dạy nhau “thương trường là chiến trường” đã ngấm quá sâu cái mặt trái của nó vào hai “ông lớn” trong ngành Truyền hình!
Cái đau lớn nhất của người hâm mộ là đã để “lộ thiên cơ”. Sao các nhà Đài không tranh giành giải bóng đá Tây Ban Nha, giải Đức, giải ý, giải Pháp mà cứ nhè vào giải ngoại hạng Anh mà “giã”. Căn cớ chính là cái sự “lộ thiên cơ” của đệ tử môn phái túc cầu Việt. Họ cứ chết mê, chết mệt thứ bóng đá Anh, mê đến mức quên cả vợ con, “ăn bóng đá, ngủ bóng đá...”. Đến bác nông dân không biết chữ cũng nhớ vanh vách tên những cầu thủ của Man Utd, Cheisea, Arsenal, Liverpool, trong khi chẳng nhớ được mấy cái tên của bóng đá Việt Nam (mà tên nước ngoài với người Việt vốn rất khó nhớ). Phải nói các nhà đài quá giỏi trong nghệ thuật kinh doanh, trong khả năng móc hầu bao của người dân...
(Còn nữa)
Kỳ sau: Dân è cổ và đâu là giải pháp?
Việt Nguyễn
Kỳ sau: Dân è cổ và đâu là giải pháp?
Việt Nguyễn
Liên kết website
Ý kiến ()