Triệu hồi cho thấy xe có khiếm khuyết về chất lượng, nhưng tin tốt là nó được phát hiện kịp thời và sửa chữa trước khi rủi ro có thể xảy đến.
Tập đoàn Daimler đầu tư 888 triệu USD vào nhà máy ở Đức để chuẩn bị cho thế hệ thứ 7 của chiếc sedan đầu bảng Mercedes S-class. Đây là một trong những dây chuyền sản xuất tối tân bậc nhất trong ngành công nghiệp ôtô của hãng Đức, khiến một vài nhà máy ở các thị trường nhỏ, trong đó có Việt Nam chưa kịp đáp ứng để lắp ráp S-class mới.
Với mức đầu tư khổng lồ, Mercedes kỳ vọng S-class tiếp tục tạo ra một chuẩn mực mới, an toàn mới ở thế giới xe sang. "Mercedes S-class có thể được nhiều người coi là "chiếc xe tốt nhất thế giới", nhưng không có gì là hoàn hảo", trangMotor1đưa bình luận, khi mẫu sedan đầu bảng nhận ántriệu hồi. Số lượng lần này là 1.400 chiếc xuất xưởng đầu năm 2021, vài tháng sau khi ra mắt toàn cầu. Nguyên nhân được nêu, xe lắp các thanh giằng ngắn hơn so với thiết kế khi kết nối với trục lái, khiến vật liệu có thể không chịu được áp lực khi di chuyển.
Không riêng Mercedes, Bugatti hồi đầu tháng 4 vừa ra lệnhtriệu hồisửa chữa một chiếc Chiron đời 2018, có giá khoảng 3 triệu USD. Lí do, một trong số các ốc ở giá đỡ khung trước có thể bị rơi. Hay trước đó, hơn 400 chiếc Rolls-Royce Phantom bị triệu hồi do màn hình trung tâm có thể không nhận tín hiệu từ camera sau, không thể đưa cảnh báo cho người ngồi bên trong khi mở cửa, hồi tháng 11/2021.
Những trường hợp kể trên chỉ là vài trong số hàng chục vụ triệu hồi có thể xảy ra hàng năm trên thế giới. Từ những hãng xe phổ thông như Toyota, Honda, Hyundai... đến cao cấp như BMW, Audi, Mercedes, Porsche... đều có thể đưa ra những chiến dịch triệu hồi khi phát hiện sản phẩm có nguy cơ mất an toàn, có thể dẫn đến tai nạn cho người sử dụng.
Hiểu đúng về triệu hồi
Theo Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA), triệu hồi ôtô được tiến hành khi hãng sản xuất hay NHTSA phát hiện một mẫu xe, thiết bị sử dụng trên xe có thể gây mất an toàn, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn tối thiểu. Các thiết bị này có thể bao gồm các chi tiết như ghế, gương chiếu hậu, lốp... Thông tin về những khiếm khuyết này có thể được phát hiện bởi chủ xe, hãng sản xuất, hoặc những cơ quan quản lý chất lượng.
Những cuộc triệu hồi liên đến đến lỗi "tiềm tàng" đa phần chưa xảy ra tai nạn đáng tiếc nào, thường do các hãng phát hiện và chủ động tiến hành khắc phục lỗi trước. Ở mức độ "nguy cơ" có thể kể đến như Rolls-Roycetriệu hồiCullinan do đèn phanh không đủ độ sáng. Mức "nghiêm trọng" từng xảy ra như vụ triệu hồi hàng triệu mẫu xe Toyota, Mercedes, Ford hay Honda... liên quan đến túi khíTakatabị lỗi, có thể gây chấn thương cho hành khách khi xảy ra tai nạn.
Khi một chiến dịch triệu hồi được thực hiện, hãng sẽ chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế phần mềm, phần cứng nếu cần. Nặng nề hơn, hãng phải hoàn tiền cho khách. Trường hợp hiếm hoi, hãng phải mua lại xe lỗi của khách. Ví dụ hồi tháng 3/2020, thẩm phán tòa án liên bang Mỹ thông qua điều luật buộc Fordmua lạihàng nghìn chiếc Focus, Fiesta lắp hộp số ly hợp kép sáu cấpPowershift gặp lỗi.
Triệu hồi có thể là một tin tốt
Bị triệu hồi là tín hiệu cho thấy chiếc xe gặp khiếm khuyết về chất lượng, nhưng đây cũng có thể được xem là "tin vui" cho chủ sở hữu. Bởi khi hãng triệu hồi để khắc phục, sửa chữa đồng nghĩa rủi ro an toàn chưa kịp xảy ra. Nếu nhận được một thông báo triệu hồi, chủ xe không cần quá lo lắng. Thay vào đó là hãy phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất để chiếc xe được khắc phục lỗi kịp thời và trong thời gian sớm nhất có thể.
Thông thường, lệnh triệu hồi sẽ được hãng thông báo đến người dùng bằng email hoặc điện thoại. Với những chiến dịch triệu hồi lớn, chủ xe có thể theo dõi thông tin qua các phương tiện truyền thông, hoặc từ các kênh thông tin chính hãng sản xuất. Dựa vào số VIN, người dùng có thể biết được xe của mình có nằm trong diện triệu hồi hay không.
Những mẩu tin về triệu hồi xe xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông hơn. Đến nỗi, người dùng dần chấp nhận nó như một phần trong ngành công nghiệp ôtô. Không một hãng nào có thể khẳng định sản phẩm của mình không mắc lỗi. Hoàn hảo là khái niệm gần như không tồn tại trong ngành chế tạo ôtô, thay vào đó là mục tiêu tiệm cận. Bởi rủi ro mất an toàn đến từ những khiếm khuyết của sản phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ hãng nào, từ bình dân đến cao cấp, thậm chí là những siêu xe, siêu sang triệu USD.
Dù không hoàn hảo nhưng ôtô vẫn cần được giám sát chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Bởi một khi gặp lỗi, phải tiến hành triệu hồi, những khía cạnh như danh tiếng, tài chính, độ tin cậy về chất lượng của hãng sẽ bị ảnh hưởng. Với những lỗi nghiêm trọng, khách hàng sẽ có thể quay lưng hay gâyảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của hãng.
Triệu hồi xe thể hiện trách nhiệm, sự tôn trọng khách hàng của nhà sản xuất. Nhưng đương nhiên, không một hãng nào muốn điều này xảy ra.
Ý kiến ()