Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 00:04 (GMT +7)
Vì sao vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi tốt hơn?
Thứ 5, 19/08/2021 | 14:38:46 [GMT +7] A A
Nghiên cứu mới được công bố trong tuần này trên mBio, một tạp chí truy cập mở của Hiệp hội Vi sinh vật học Mỹ, khám phá vai trò của vi khuẩn trong mũi và cung cấp manh mối để phát triển các loại vắc-xin dạng xịt mũi tốt hơn cho bệnh cúm và COVID-19.
Vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi đang được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong tương lai gần. |
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, cả tính toàn vẹn và số lượng vi khuẩn trong mũi có thể rất quan trọng đối với việc sử dụng vắc xin qua đường mũi hiệu quả. Chúng tôi đã chỉ ra rằng vắc xin mũi kết hợp vi khuẩn đường uống bảo vệ khỏi virus cúm và nhiễm trùng SARS-CoV-2”, điều tra viên chính của nghiên cứu Tiến sỹ Takeshi Ichinohe, phó giáo sư tại Phòng Nhiễm virus, Khoa Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm, thuộc Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, Viện Khoa học Y tế Nhật Bản, cho biết.
Trong nghiên cứu mới này, để xác định tác động của vi khuẩn trong mũi trong việc cảm ứng các phản ứng miễn dịch của niêm mạc đối với nhiễm virus cúm, Tiến sĩ Ichniohe và các đồng nghiệp đã điều trị trong mũi của chuột bằng một loại cocktail kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn trong mũi trước khi nhiễm virus cúm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sự phá vỡ vi khuẩn trong mũi bởi thuốc kháng sinh trước khi nhiễm virus cúm đã tăng cường các phản ứng kháng thể đặc hiệu với virus.
TS. Ichniohe nói: “Chúng tôi phát hiện ra rằng, việc sử dụng kháng sinh trong mũi (để tiêu diệt vi khuẩn ở mũi) có thể giải phóng các mẫu phân tử liên quan đến mầm bệnh của vi khuẩn (PAMP), là các thành phần vi khuẩn kích thích khả năng miễn dịch bẩm sinh hoạt động như chất bổ trợ niêm mạc cho phản ứng kháng thể đặc hiệu với virus cúm.”
Miễn dịch bẩm sinh, không đặc hiệu cho một mầm bệnh cụ thể, là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân gây bệnh không tự chủ như vi khuẩn và virus. Mục đích chính của phản ứng miễn dịch bẩm sinh là ngăn chặn ngay lập tức sự lây lan và di chuyển của các mầm bệnh lạ khắp cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong khi đường hô hấp trên có chứa vi khuẩn commensal, lượng tương đối của vi khuẩn commensal có thể nuôi cấy được trong bề mặt niêm mạc mũi thấp hơn đáng kể so với trong khoang miệng.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi khuẩn đường miệng kết hợp với vắc xin đường mũi làm tăng đáp ứng kháng thể với vắc xin qua đường mũi.
Tiến sĩ Ichniohe cho biết, những phát hiện này cung cấp manh mối để phát triển các loại vắc xin qua đường mũi tốt hơn. Tiến sĩ Ichniohe chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn phát triển vắc xin qua đường mũi hiệu quả cho bệnh cúm và COVID-19 trong tương lai gần”.
Theo tienphong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()