Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 25/11/2024 06:02 (GMT +7)
Xây dựng văn hoá giao thông
Thứ 2, 29/12/2008 | 08:55:48 [GMT +7] A A
Tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc năm 2008, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh 27-12, cụm từ “xây dựng xã hội văn hóa giao thông” đã được Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng như các đại biểu tham dự hội nghị đề cập một cách nghiêm túc và được xác định là một trong những giải pháp giáo dục ý thức rất cần thiết và mang tính lâu dài.
Chúng ta đều biết an toàn giao thông phụ thuộc vào phương tiện, cơ sở hạ tầng và quan trọng nhất là ý thức của người tham gia giao thông. Trong những năm gần đây, hoạt động vận chuyển ô tô khách đã được xã hội hoá nhanh chóng, nhiều hãng xe tư nhân ra đời đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Song việc quản lý, bồi dưỡng ý thức công dân, chuẩn mực cư xử nơi công cộng, quy chuẩn trong giao tiếp đối với đội ngũ lái xe, phụ xe... chưa được các hãng xe chú trọng, mà mới chú trọng khoán quản trong kinh tế. Vì thế hoạt động ô tô khách hiện nay vẫn còn tình trạng ép giá, cư xử thô bạo với khách, phóng nhanh vượt ẩu tranh giành khách với xe khác...
Những ứng xử thiếu văn hoá, không chuyên nghiệp của các lái xe, phụ xe khách hiện nay rất cần các hãng, nghiệp đoàn quan tâm giáo dục, rèn luyện, nhất là có quy chế quản lý cụ thể để xây dựng được quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người phục vụ xe ô tô khách. Đồng thời ngành Giao thông - Vận tải và các tổ chức đoàn thể, nghề nghiệp cần tổ chức các cuộc thi, các phong trào thi đua, các giải thưởng, xây dựng tấm gương lái xe tiêu biểu.
Xây dựng văn hoá giao thông cũng có nghĩa là, đánh giá về hành vi ứng xử hành vi giao thông phải được đánh giá như hành vi văn hoá. Hành vi vượt đèn đỏ tín hiệu giao thông cũng xấu xa như hành vi trộm cắp, thậm chí xấu xa hơn, bởi hậu quả vi phạm giao thông còn liên quan đến tính mạng con người.
Đã vi phạm luật lệ giao thông thì không thể là công dân tốt!
Liên kết website
Ý kiến ()