Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 17:45 (GMT +7)
3 tác hại đáng chú ý khi tái sử dụng dầu ăn thường xuyên
Thứ 3, 23/08/2022 | 14:04:33 [GMT +7] A A
Những tác hại không ngờ dưới đây sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi tái sử dụng dầu ăn thường xuyên.
Dầu ăn được các bà nội trợ sử dụng gần như hàng ngày để chiến biến đồ ăn. Tuy nhiên, một số bà nội trợ có thói quen tiết kiệm khi tái sử dụng dầu ăn nhiều lần và cách làm này được là “phản khoa học” mang lại rất nhiều hại không tốt cho sức khỏe.
Ngộ độc
Ngộ độc là một trong những tác hại đầu tiên đối với sức khoẻ nếu tái sử dụng chiên dầu quá nhiều lần. Theo các chuyên gia sức khoẻ, trường hợp này sẽ xảy ra nếu các bà nội trợ không sử dụng cũng như bảo quản dầu ăn đúng cách.
Đặc biệt khi các mảng bám thức ăn còn sót lại trong dầu ăn sẽ khiến vi khuẩn phát triển. Trong số đó, nguy hiểm nhất là Clostridium Botulium được xem là “sát thủ vô hình” khiến người dùng rất dễ bị ngộ độc nặng, hoặc nhẹ hơn là bị đau bụng kéo dài.
Tăng cholesterol LDL, tiết dịch acid dạ dày
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm được nấu bằng dầu ăn đã qua sử dụng (hoặc tái sử dụng nhiều lần) sẽ có nguy cơ tăng mức Cholesterol LDL. Đây là Cholesterol xấu và cũng là một trong những nguyên nhân mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ...
Chưa kể, việc ăn thực phẩm được chiên bằng dầu tái sử dụng sẽ tạo cảm giác nóng trong dạ dày và cổ họng. Đây là hiện tượng cho thấy tiết dịch acid dạ dày tăng cao bất thường trong cơ thể. Nếu gặp tình trạng này, nên nhanh chóng từ bỏ thói quen không tốt khi dùng dầu ăn chiên đi chiên lại.
Ung thư
Một trong những tác hại nguy hiểm nhất khi ăn những món tái sử dụng dầu. Lý do là bởi dầu ăn đã qua sử dụng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, giải phóng các gốc tự do. Dần dần, những gốc tự do trên có thể gây ảnh hưởng sức khoẻ nếu để lâu dài, đồng thời giảm đi sức đề kháng hoặc nặng hơn là có nguy cơ mắc ung thư.
Vì thế, các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo rằng, các bà nội trợ nên chuẩn bị 2 loại dầu ăn. Một loại dầu ăn có thể để chế biến ở nhiệt đồ vừa phải như dầu olive, dầu hạnh nhân... Còn loại dầu khác như dầu đậu nành, dầu quả bơ... sẽ có sức chịu mức nhiệt cao hơn.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()