Tại Quảng Ninh, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể như một vùng trầm tích đa dạng, phong phú, hấp dẫn, giàu bản sắc, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những di sản ấy đã góp phần  định hình nên diện mạo và bề dày truyền thống văn hóa của vùng đất Quảng Ninh, được các thế hệ lưu giữ, làm giàu và phát huy.

Quảng Ninh là vùng đất cổ, có đầy đủ các hệ sinh thái miền Bắc Việt Nam: Đồi núi, đồng bằng đặc biệt là có biển với sự đa dạng sinh học. Theo PGS. TS Trần Đức Ngôn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Quảng Ninh có hơn 20 tộc người. Mỗi tộc người lại có những nét văn hóa rất riêng tiêu biểu. Tất cả đã tạo nên cho Quảng Ninh sự phong phú, đa dạng của một vùng văn hóa độc đáo. 

Lễ hội Tiên Công- Lễ hội rước người sống, tôn vinh đạo hiếu độc đáo ở Quảng Ninh.

Lễ hội Tiên Công- Lễ hội rước người sống, tôn vinh đạo hiếu độc đáo ở Quảng Ninh.

Lễ hội Tiên Công- Lễ hội rước người sống, tôn vinh đạo hiếu độc đáo ở Quảng Ninh.

Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao, trên địa bàn tỉnh hiện có 362 di sản văn hóa phi vật thể gồm 7 loại hình gồm:  76 lễ hội dân gian truyền thống, 25 di sản, nghề thủ công truyền thống, 22 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 14 di sản ngữ văn dân gian, 168 di sản tập quán xã hội, 7 di sản tiếng nói chữ viết, 50 di sản tri thức dân gian 50 di sản. Đến nay, Quảng Ninh đã có 6 di sản phi vật thể là Lễ hội đình Trà Cổ - Móng Cái, Lễ hội đình Quan Lạn - Vân Đồn, Lễ hội Bạch Đằng, Then nghi lễ (Bình Liêu), Hát nhà tơ, hát - múa cửa đình (Móng Cái), lễ hội Tiên Công (Quảng Yên) và lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả).

Nghi thức rước thần tại Lễ hội Đình Trà Cổ (Móng Cái).

Nghi thức rước thần tại Lễ hội Đình Trà Cổ (Móng Cái).

Nghi thức rước thần tại Lễ hội Đình Trà Cổ (Móng Cái).

Đặc biệt, Quảng Ninh có di sản Then của người Tày là một trong số 11 tỉnh có Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các làn điệu Lảu then nổi tiếng gồm: Then cầu chúc, Then giao duyên và Then ca ngợi quê hương, đất nước, con người… Ngoài ra, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, còn xuất hiện loại hình “Diễn xướng Then văn nghệ”, là hình thức diễn xướng văn nghệ thông thường, được tách ra từ một bộ phận của diễn xướng Then nghi lễ.

Nghệ nhân dân gian ở Bình Liêu trình diễn then nghi lễ trên sân khấu.

Nghệ nhân dân gian ở Bình Liêu trình diễn then nghi lễ trên sân khấu.

Nghệ nhân dân gian ở Bình Liêu trình diễn then nghi lễ trên sân khấu.

Bên cạnh hát Then, các loại hình nghệ thuật diễn xướng khác ở Quảng Ninh cũng rất phong phú bao gồm: Hát đối, hát giao duyên trên thuyền của cư dân làng chài Cửa Vạn (TP Hạ Long), Thắng Lợi (huyện Vân Đồn), hát đúm ở đảo Hà Nam (TX Quảng Yên), Hát Soóng cọ của người Sán Chỉ (huyện Bình Liêu và huyện Tiên Yên); hát dân ca Dao (ở Hạ Long và Uông Bí); hát nhà tơ, hát - múa cửa đình ở Vạn Ninh (TP Móng Cái), Đoàn Kết (Vân Đồn), xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà)...

Hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao đang tích cực rà soát, lựa chọn, thu thập tư liệu để hoàn thiện hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể để đề xuất tỉnh đưa vào danh mục cấp quốc gia. Trong đó, trước mắt 3 di sản: Hát chèo đường, giao duyên trên Vịnh Hạ Long, lễ cấp sắc của người Dao Quảng Ninh và lễ hội đình Đầm Hà sẽ được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm nhất. Đây đều là những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Quảng Ninh.

Dạy hát chèo ở TX Đông Triều.

Dạy hát chèo ở TX Đông Triều.

Dạy hát chèo ở TX Đông Triều.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng là nơi giàu có về dân ca, ca dao sông nước và có phần văn học dân gian hiện đại là ca dao Vùng mỏ. Nơi đây hội tụ người dân từ nhiều nơi khác đến đem theo văn hóa; họ vừa tiếp thu vừa giữ gìn văn hóa riêng để sáng tạo ra ca dao dân ca. Ca dao Vùng mỏ là tiếng hát của những người công nhân, nói về công nhân mỏ. Đó là nét rất riêng tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu.

Quảng Ninh cũng có gần 80 lễ hội lớn, nhỏ diễn ra hàng năm. Trong đó, có các lễ hội lớn được diễn ra trong nhiều ngày như: Hội xuân Yên Tử, Lễ hội chùa Ba Vàng (TP Uông Bí), Lễ hội chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọa Vân (TX Đông Triều), lễ hội đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả). Bên cạnh đó, nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tuy không có lễ hội nhưng cũng tổ chức các nghi lễ như: Lễ dâng hương đầu năm, lễ giỗ tổ tại chùa, lễ giỗ thành hoàng làng tại đình, thu hút hàng triệu lượt nhân dân và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái.

Lễ hội đình Làng Dạ huyện Ba Chẽ.

Lễ hội đình Làng Dạ huyện Ba Chẽ.

Lễ hội đình Làng Dạ huyện Ba Chẽ.

Có một sự giao thoa dung hợp văn hóa vùng miền giữa các lễ hội ở Quảng Ninh. Trong khi những lễ hội miền biển luôn gắn liền với các nghi lễ thả thuyền rồng và hội thi bơi chải thì lễ hội Bàn Vương ở huyện miền núi Ba Chẽ lại cũng có hội bơi thuyền tái hiện hành trình vượt biển (khảm hải) của tổ tiên người Dao. Cũng ở huyện miền núi Ba Chẽ, lễ hội miếu Ông và miếu Bà thể hiện tín ngưỡng thờ cúng dân gian mẫu Thượng Ngàn hòa hợp với tín ngưỡng thờ cúng nhân vật lịch sử.

Lễ hội đình Lục Nà (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu).

Lễ hội đình Lục Nà (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu).

Lễ hội đình Lục Nà (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu).

Các lễ hội truyền thống, nghi lễ tín ngưỡng, kỹ năng nghề truyền thống... chính là nguồn cội của văn hóa, sẽ là yếu tố để con người có thể trải nghiệm cảm xúc với văn hóa. Riêng các lễ hội truyền thống gắn với di tích còn "thổi hồn" cho chính các di tích này. Thực tế hiện một số di tích của tỉnh đã nâng cao giá trị nhờ biết gìn giữ, bảo vệ và khai thác lễ hội, nghi thức tín ngưỡng truyền thống... như đình Đền Công, chùa Yên Tử (Uông Bí), đền Thái (Đông Triều), đình Giang Võng (Hạ Long)...

Kể từ khi Luật Di sản văn hóa được ban hành, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được cụ thể hóa hơn, bảo tồn, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng được 19 đề tài dự án gồm:  Lễ hội đình Lục Nà, lễ hội đình Làng Dạ, lễ hội đình Giang Võng,  lẩu Then dân tộc Tày, lễ hội Quan Lạn, lễ hội Trà Cổ, lễ hội đình Vạn Ninh, lễ hội Đại Kỳ phước làng Hải Yến,  lễ hội Tiên Công, lễ hội xuống đồng, lễ hội đình Đầm Hà, hội Lồng tồng của dân tộc Tày, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao Thanh Phán Hoành Bồ, hội làng Bằng Cả dân tộc Dao Thanh Y, lễ đại phan của dân tộc Sán Dìu, Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên, hát giao duyên đặc sắc của dân chài vùng biển tỉnh Quảng Ninh, bảo tồn và phát huy một số sinh hoạt văn hóa dân gian của ngư dân làng chài Cửa Vạn Vịnh Hạ Long, tục hát Sóong Cọ của tộc người Sán Chỉ huyện Bình Liêu.

Quảng Ninh đã tích cực nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị một số di sản văn hóa phi vật thể như: Hát nhà tơ - hát múa cửa đình, biên tập bộ sách "Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh" gồm 3 tập, bộ sách "Địa danh Quảng Ninh", phục dựng lễ cầu mùa dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực huyện Tiên Yên", phục dựng lễ hội đình Tràng Y Đầm Hà, lễ hội đình Lộ Phong ở Hạ Long. Đồng thời, cấp phép tổ chức 2 lễ hội: Lễ hội hoa Cúc chùa Ba Vàng thành phố Uông Bí và lễ hội chùa Ngọa Vân  TX Đông Triều; phối hợp, hướng dẫn một số địa phương đăng ký tổ chức 2 lễ hội như: Lễ hội đền Xã Tắc (Móng Cái), lễ hội đền Thái Miếu nhà Trần (Đông Triều).

Rước tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo tại lễ hội Bạch Đằng năm 2022. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV)

Rước tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo tại lễ hội Bạch Đằng năm 2022. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV)

Rước tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo tại lễ hội Bạch Đằng năm 2022. Ảnh: Dương Văn Toàn (CTV)

Quảng Ninh cũng đã ban hành "Đề án công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năn 2030"; xây dựng kế hoạch lộ trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đang tiến hành kiểm kê, rà soát di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới tỉnh Quảng Ninh để bảo tồn, gìn giữ và phát huy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng và triển khai thực hiện "Đề án Nghiên cứu và ứng dụng giá trị một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với việc xây dựng sản phẩm văn hóa - du lịch tại cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030".

Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần và Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2022. Ảnh: Công Thành

Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần và Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2022. Ảnh: Công Thành

Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần và Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2022. Ảnh: Công Thành

Không để di sản nằm im trở thành những vật chết, vô hồn, tỉnh Quảng Ninh đã đưa việc khai thác bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống vào trong đời sống nông thôn làng xã, các trò chơi dân gian trong các lễ hội và thậm chí đưa cả vào trường học. Nhiều câu lạc bộ hát dân ca đã ra đời, nhiều lễ hội đã được phục dựng hoặc tổ chức mới. Bên cạnh phục dựng lễ hội truyền thống, Quảng Ninh còn tổ chức các lễ hội hiện đại quảng bá các giá trị truyền thống như: Lễ hội Canaval Hạ Long, Lễ hội Hoa sở (Bình Liêu), lễ hội Trà hoa vàng (Ba Chẽ), lễ hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc (tại Tiên Yên)…

Đến nay, toàn tỉnh có 2 Nghệ nhân nhân dân và 36 Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân tỉnh Quảng Ninh sau khi được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu đều được thưởng theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể: “Nghệ nhân nhân dân” là 20 lần mức lương cơ sở, “Nghệ nhân ưu tú” là 10 lần mức lương cơ sở. 

Nghệ nhân nhân dân Lê Đức Chắn ở phường Phong Hải, TX Quảng Yên giới thiệu mô hình con thuyền ngược nước ngược gió độc đáo của cha ông.

Nghệ nhân nhân dân Lê Đức Chắn ở phường Phong Hải, TX Quảng Yên giới thiệu mô hình con thuyền ngược nước ngược gió độc đáo của cha ông.

Nghệ nhân nhân dân Lê Đức Chắn ở phường Phong Hải, TX Quảng Yên giới thiệu mô hình con thuyền ngược nước ngược gió độc đáo của cha ông.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được thực hiện rộng khắp. Có thể thấy, Hạ Long, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Móng Cái là những địa phương thời gian qua khá quan tâm đến văn hóa phi vật thể, trong đó trọng tâm chú ý là việc xây dựng các làng văn hóa. Tỉnh đang xây dựng các thiết chế văn hóa gắn với du lịch cộng đồng như: Làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (Móng Cái); Làng người Tày ở Bản Cáu, xã Lục Hồn và Làng người Sán Chỉ ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động (Bình Liêu), Làng người Sán Dìu ở thôn Voòng Tre, xã Bình Dân (Vân Đồn). Các làng văn hóa sẽ tạo ra không gian diễn xướng cho các nghệ nhân có thể trình diễn các làn điệu dân ca dân vũ để phục vụ khách du lịch.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh, cho rằng:

Biến di sản văn hoá thành nguồn động lực vững chắc, tiềm năng phát triển kinh tế là cách bảo tồn và phát huy tốt nhất. Điều này cần sự chung tay vào cuộc của ngành văn hoá, các hội viên văn nghệ dân gian, lực lượng biên phòng, các ban xây dựng nông thôn mới, các địa phương và toàn xã hội. 

Ngày xuất bản: 3/8/2023
Nội dung: HUỲNH ĐĂNG
Trình bày: MẠNH HÀ