Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 05/11/2024 13:21 (GMT +7)
Dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19
Thứ 5, 17/03/2022 | 11:32:57 [GMT +7] A A
Thực tế, sau khi tiêm vaccine, trẻ không cần phải kiêng món ăn nào trừ trẻ béo phì. Bố mẹ cần cho con ăn uống đủ chất, nhiều rau và uống nhiều nước cả trước và sau khi tiêm, có thể là nước lọc, nước trái cây, nước dừa…
Khi tiêm vaccine, tùy theo cơ địa của từng người mà có phản ứng ở mức độ khác nhau như: Sốt nhẹ, đau mỏi người, đau sưng tại chỗ tiêm… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày. "Để giảm bớt tình trạng này ở trẻ, ngoài việc theo dõi phản ứng sau tiêm, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh", bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết.
Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng
- Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đồng thời để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Ăn phối hợp, đa dạng nhiều loại thực phẩm: cơ thể chúng ta cần nhiều chất dinh dưỡng hằng ngày. Không có thực phẩm nào là hoàn thiện để có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại thực phẩm có chứa một số loại chất dinh dưỡng ở tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, bữa ăn hằng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10 - 15 loại thực phẩm) từ 4 nhóm thực phẩm. Các chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn sẽ hoàn hảo, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
- Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại từ 4 nhóm thực phẩm: Gulucid, protein, lipid, vitamin và khoáng chất như sau: Nhóm ngũ cốc; nhóm thực phẩm giàu đạm; nhóm chất béo; nhóm rau.
- Không nên ăn mặn: Muối là một gia vị được sử dụng hằng ngày nhưng cơ thể chỉ cần một lượng rất ít. Trẻ từ 6 đến 11 tuổi nên sử dụng dưới 4 gram muối/ngày và dùng muối iốt trong chế biến thức ăn.
- Để cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa tốt cần uống đủ nước. Trẻ em nên uống từng ít một và chia nhiều lần trong ngày. Nhu cầu nước của trẻ hàng ngày là 2.500ml nước, trong đó lượng nước được cung cấp trong quá trình chuyển hóa của cơ thể là 350-400ml, cung cấp từ thức ăn chiếm khoảng 30%, phần còn lại là lượng nước uống khoảng 1.300 - 1.500 ml (khoảng 6-8 ly nước). "Để đảm bảo sức khỏe và phòng tiêu chảy, cần uống nước đun sôi, không nên uống nước ngọt đóng chai, nước có ga vì không có lợi cho sức khỏe", bác sĩ Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh. Thực tế, sau khi tiêm vaccine, trẻ không cần phải kiêng món ăn nào trừ trẻ béo phì. Bố mẹ cần cho con ăn uống đủ chất, nhiều rau và uống nhiều nước cả trước và sau khi tiêm, có thể là nước lọc, nước trái cây, nước dừa…
Cách xử trí một số phản ứng thông thường sau tiêm
- Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp có thể sốt cao, có thể sử dụng thuốc hạ sốt chống viêm, nếu sốt không giảm (trên 39oC), cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
- Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau.
- Dị ứng: Sau khi tiêm, người có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nếu trong người khó chịu thì phải dùng thuốc chống dị ứng với sự tư vấn của cán bộ y tế.
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()