Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 25/12/2024 13:12 (GMT +7)
Đưa công nghệ số đến gần hơn với nông dân
Thứ 4, 23/10/2024 | 15:38:20 [GMT +7] A A
Chuyển đổi số ở các vùng nông thôn, cụ thể qua các mô hình thôn thông minh, xã thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống camera giám sát, hệ thống loa truyền thanh thông minh đến từng thôn, xóm, hệ thống điện chiếu sáng tự động trên tuyến đường; QR code tên đường, điểm di tích… Đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân nông thôn góp phần hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, thông minh, đổi mới diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
Năm 2023 xã Hồng Thái Đông (TX Đông Triều) lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các vị trí giao cắt trên các tuyến đường, những "điểm đen" giao thông thuộc 100% thôn, khu trên địa bàn. Hệ thống này được người dân phối hợp quản lý, bảo vệ, ghi nhận, khai thác dữ liệu thông tin camera ghi lại; thông tin được kết nối vào hệ thống máy chủ do Công an xã quản lý, với máy điện thoại cá nhân của lãnh đạo xã. Nhờ camera an ninh, nhiều thông tin, hình ảnh về những vụ việc vi phạm, mất ATGT, dấu hiệu, nguy cơ mất ANTT được cập nhật, thông báo kịp thời đến lực lượng chức năng để đánh giá, phân tích, kịp thời đưa ra phương án xử lý hiệu quả, góp phần đảm bảo ATGT, ANTT trên địa bàn.
Người dân xã Sơn Dương (TP Hạ Long) tiêu thụ quả ổi Đài Loan qua thương mại điện tử. Xã sớm xây dựng thương hiệu, bộ nhãn hiệu nhận diện cho quả ổi, hình thành các vườn ổi, vùng ổi được công nhận tiêu chuẩn VietGAP, được cấp mã vùng trồng, mã QR cho quả ổi, tem chống hàng giả… Đó là những dữ liệu để dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, là điều kiện của thương mại điện tử.
Chị Hà Thanh Huyền, cán bộ xã Sơn Dương, cho biết: Mỗi kênh bán hàng online đã trở thành chợ thương mại điện tử để tiêu thụ nông sản. Nhờ thương mại điện tử, các vùng nông thôn, nhất là những vùng canh tác chuyên canh, giải quyết điểm nghẽn cục bộ về tiêu thụ nông sản, bước đầu hình thành những nông dân số.
Qua khảo sát mới đây, phần lớn các vùng nông thôn Quảng Ninh có hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt camera, hệ thống wifi, đã tổ chức gắn biển địa chỉ số, mã QR. Nhiều xã NTM đã triển khai 100% biên lai điện tử, thay thế toàn bộ biên lai giấy; gắn mã địa chỉ số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; thí điểm tổ chức họp trực tuyến từ xã tới các thôn, khu; từ thị xã tới các thôn, khu… Xã khuyến khích các tiểu thương, hộ kinh doanh trên địa bàn sử dụng mã QR của Viettel Money để thanh toán, tăng dần hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Những xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thực hiện TTHC trực tuyến qua dịch vụ công quốc gia; hồ sơ được số hóa đầu vào, đầu ra, ký số đầy đủ 5 bước; trả kết quả qua mạng đạt tỷ lệ cao, thu biên lai điện tử. Nhiều cơ quan, đơn vị được cấp địa chỉ số, gắn biển địa chỉ số (bên cạnh biển số nhà), tạo mã QR. Một số đơn vị lắp đặt thử nghiệm truyền hình trực tuyến từ UBND xã tới các nhà văn hóa khu phố…
Những chuyển động trong chuyển đổi số ở vùng nông thôn đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, hiện đại hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Việt Hoa
- Bước tiến mới trên hành trình chuyển đổi số
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính
- Doanh nghiệp nào cần chuyển đổi sở hữu và thoái vốn nhà nước?
- Nâng chất 3 trụ cột chuyển đổi số
- Tiên Yên: Để người dân thụ hưởng tối đa tiện ích chuyển đổi số
- Thủ tướng Chính phủ chủ trì chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia
- Nông dân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
- Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh
- Nông dân chung tay đảm bảo an toàn giao thông
- Hiệu quả các mô hình nông dân tự quản
Liên kết website
Ý kiến ()