Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 08/11/2024 05:29 (GMT +7)
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thứ 3, 09/05/2023 | 11:21:02 [GMT +7] A A
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Nguy cơ trẻ mắc bệnh khi đi bơi
Chị Nguyễn Thị Minh – Hoàng Mai, Hà Nội đi khám và phát hiện bị viêm ống tai sau khi có dấu hiệu đau nhẹ và chuyển đau dữ dội 2 - 3 ngày sau đó.
Chị Minh cho hay, chỉ cần đeo mũ bảo hiểm, khẩu trang chạm vào vành tai cũng đau. Thậm chí chị còn không thể nằm nghiêng được phía bên tai đau. Sau đó là tình trạng nghe kém và ù tai khá rõ, rất khó chịu. Khi soi gương chị nhìn thấy cửa ống tai sưng, nề, đỏ, lấp hẹp lỗ tai, có chảy dịch như mủ.
Sau khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị viêm sưng tai ngoài và nguyên nhân là do những lần đi bơi của chị mặc dù chị vẫn khăng khăng chị bơi bể bơi 5 sao rất sạch sẽ và không thể nói nước bể bơi bẩn. Tuy nhiên, khi bác sĩ giải thích chị Minh đã hiểu ra.
Theo chia sẻ của bác sĩ, điều trị viêm tai mất nhiều thời gian sử dụng kháng sinh và phải điều trị dứt điểm nếu không dễ tái phát.
Bệnh thường gặp do nước bể bơi
Theo Bác sĩ Hoài An - Giám đốc BV Đa khoa An Việt, có 3 nguyên nhân khiến nước bể bơi gây ra các bệnh về tai mũi họng:
Thứ nhất, hoá chất khử trùng gây kích ứng tai mũ họng rất nhiều dẫn tới trẻ nhỏ chảy mũi kéo dài, viêm xoang nặng. Có bé chảy mũi đặc 2,3 tháng kéo dài không khỏi được và nguyên nhân của những trường hợp này do hoá chất nhiều hơn là do nhiễm khuẩn.
Thứ hai, bệnh lý viêm kết mạc mắt, mắt là bộ phận rất quan trọng và cũng vô cùng nhạy cảm. Mắt có các bộ phận bên trong dễ tiếp xúc với môi trường, Ở bể bơi nước bể bơi có chứa nhiều hoá chất nên nhiều người đi bơi về bị ngứa mắt, ngứa kết mạc, ngứa bờ mi.
Thứ ba, sưng ống tai ngoài thường xuất hiện ở người có bệnh lý nền nhiều ráy tai. Khi gặp nước ráy tai ngấm nước sẽ trương to lên làm tai đau, ống tai ngoài bị viêm.
Cũng vì thế theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, số bệnh nhân đến khám vì bệnh này ghi nhận rất nhiều. Thậm chí có những bé bị viêm ống tai giữa đến mức chảy cả mủ tai.
Vì thế, PGS. Bác sĩ Hoài An cho khuyên, khi đi bơi cần trang bị kính bơi, bịt tai và đặc biệt không được dùng que bông kể cả bông ngoáy tai đã diệt khuẩn lau, ngoáy ống tai vì các hạt cát sẽ gây xước và nhiễm khuẩn thêm.
Sau khi bơi, chỉ cần nhỏ tai với dung dịch cloramphenicol hay dexclor (có bán ở các cửa hàng thuốc) ngày vài lần, mỗi lần trên 5 giọt cho chảy tràn qua lỗ tai. Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt.
Khi có nước đọng trong ống tai, nên nghiêng đầu ngay sang một bên, day nhẹ nắp ống tai để nước tự chảy ra.
Trẻ mắc những bệnh này không nên đi bơi
Trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm thì không nên đi bơi để tránh lây truyền bệnh xuống hồ.
Trẻ đang bị cảm cúm, viêm tai giữa thủng màng nhĩ, viêm xoang mũi tái phát hoặc các bệnh hô hấp mạn tính (viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn…) cũng không nên đi bơi vì bệnh sẽ có nguy cơ nặng thêm.
Trẻ bị hen phế quản: Trẻ bị hen phế quản không nên đi bơi vì khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh trẻ rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ bị viêm da dị ứng: Hóa chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Theo kinhtedothi.vn
Liên kết website
Ý kiến ()