Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 20:56 (GMT +7)
Những thay đổi trên thẻ căn cước khi sửa Luật Căn cước công dân
Thứ 2, 06/03/2023 | 16:24:47 [GMT +7] A A
Nếu áp dụng những thay đổi mới, người dân vẫn có thể sử dụng Căn cước công dân mã vạch hoặc gắn chip cũ, không cần làm thủ tục đổi mới.
Điều 19 Dự thảo Luật Căn cước công dân, ngoài những thông tin vẫn được giữ nguyên như hiện nay,đề xuất thay đổi một số thông tin khác trên thẻ Căn cước công dân.
Cụ thể, "Số thẻ Căn cước công dân" được thay bằng "Số định danh cá nhân". Về thực chất dự thảo chỉ thay tên gọi, còn số Căn cước công dân của cá nhân vẫn được giữ nguyên như trước;
"Quê quán" thay bằng "Nơi đăng ký khai sinh": Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Sắp tới, thông tin này dự kiến sẽ được thay bằng "nơi đăng ký khai sinh" của công dân, giúp dễ dàng xác định hơn;
"Nơi thường trú" thay bằng "Nơi cư trú": Trong đó, "nơi cư trú" được hiểu là nơi thường trú và nơi tạm trú. Điều này có nghĩa, Dự thảo Luật Căn cước công dân ghi nhận nơi tạm trú của công dân có thể được in trên thẻ Căn cước công dân (với công dân không có nơi đăng ký thường trú).
Ngoài ra, họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ thay bằng “Nơi cấp: Bộ Công an” đảm bảo ngắn gọn, thuận tiện (hiện nơi cấp thẻ Căn cước công dân là “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”).
Bên cạnh đó, trên thẻ có thể không còn vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ. Song, trong quá trình làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cán bộ công an vẫn thu thập vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ. Thông tin này không còn được lưu trên thẻ mà được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu căn cước để đối chiếu, nhận dạng khi cần.
Nếu dự thảo Luật Căn cước công dân mới được thông qua, Bộ Công an sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về mẫu thẻ Căn cước công dân mới.
Dù đổi sang mẫu thẻ mới, người dân đã có Căn cước công dân mẫu cũ (dù là mã vạch hay gắn chíp) có thể vẫn được sử dụng. Theo Điều 25 của dự thảo, người dân cần làm thủ tục đổi thẻ trong các tường hợp: Đủ 14, 25, 40 và 60 tuổi; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng sinh; Xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của luật; Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân; Thu hồi số định danh cá nhân; Thay đổi nơi thường trú; Khi công dân có yêu cầu.
Ngoài ra, công dân phải làm thủ tục cấp lại thẻ khi bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()