Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 00:43 (GMT +7)
Những thói quen xấu đang làm giảm tuổi thọ người Việt
Chủ nhật, 11/09/2022 | 16:13:41 [GMT +7] A A
Nhiều thói quen xấu trong cuộc sống hiện đại ngày nay đang âm thầm "gặm nhấm" sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.
Thức khuya là thói quen khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Một số người thức khuya vì công việc, trong khi cũng có người thức khuya vì những hoạt động giải trí đơn thuần như xem TV, chơi điện thoại, chơi game.
Thực tế, thức đêm gây hại rất lớn cho cơ thể con người, sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ mắc các bệnh khác nhau.
Bên cạnh đó, buổi tối vào khoảng từ 23h đến 1h sáng hôm sau là thời gian hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại mà cơ thể đã hấp thụ.
Từ 1h đến 3h sáng là lúc túi mật đẩy mạnh tiêu hóa chất béo, mỡ xấu và cholesterol. Các chức năng này sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu cơ thể ở trong trạng thái ngủ say.
Do đó nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan.
Thần kinh giao cảm của những người thức khuya luôn ở trạng thái phấn khích về đêm, nên ban ngày thường không có tinh thần, chóng mặt, trí nhớ suy giảm, khó tập trung, phản ứng chậm. Qua thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ…
Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư.
Điển hình là các chất acetolol (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrinin (thuốc trừ sâu), phoóc-mônôn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)…
Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời của sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người có sức khỏe tâm thần kém tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ.
Stress gây những tác hại nghiêm trọng cho các bộ phận trong cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, stress kéo dài sẽ kích thích sản xuất các hormone cortisol và adrenaline liên tục, mà các hormone này có thể dẫn tới huyết áp cao, tiêu hóa kém và suy giảm hệ miễn dịch.
Sau nhiều tháng hay nhiều năm duy trì tình trạng này, tuyến thượng thận trở nên ốm yếu vì làm việc quá tải và quá trình sản xuất hormone sẽ suy giảm nhanh chóng, dẫn đến sự kiệt quệ và chán nản. Thậm chí, còn gây ra những tai họa ảnh hưởng đến tính mạng.
Các bữa ăn không đều, bữa bị đói, bữa lại ăn quá no, thích ăn đồ nhiều dầu mỡ là những thói quen nếu duy trì trong thời gian dài không chỉ hại dạ dày mà còn tăng gánh nặng cho gan.
Theo nghiên cứu, những thói quen ăn uống không tốt như bỏ bữa sáng, ăn quá no là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Căng thẳng quá độ trong thời gian dài dễ dẫn đến tiết axit dạ dày bất thường, rối loạn vận mạch niêm mạc dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày mãn tính trong vài năm. Đây là mầm mống có thể dẫn đến tình trạng ung thư hóa ở dạ dày.
Rối loạn ăn uống còn có thể gây ra nhịp tim không đều, suy tim, co bóp cơ tim, lưu thông máu kém, giảm huyết áp và các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Lối sống ít vận động đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Thực tế đáng báo động là lối sống này đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia mặc dù đã được liên hệ với một loạt các vấn đề sức khỏe mãn tính.
Các nghiên cứu hiện đã chứng minh một cách nhất quán rằng lối sống ít vận động có thể góp phần vào:
- Béo phì.
- Bệnh đái tháo đường type 2.
- Một số loại ung thư.
- Bệnh tim mạch.
- Tử vong sớm.
Thời gian ít vận động kéo dài có thể làm giảm trao đổi chất và giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo.
Một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập trong hơn 15 năm thấy rằng lối sống ít vận động có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm bất kể mức độ hoạt động thể chất.
Điều này cho thấy rằng cần giảm lượng thời gian ít vận động ngoài việc tập thể dục nhiều hơn.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()