Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 18/11/2024 01:19 (GMT +7)
Tổ chức ngoài công đoàn và chiêu trò “mượn gió bẻ măng” của các thế lực thù địch Bài 1: “Công đoàn độc lập Việt Nam” - cần cẩn trọng trước thủ đoạn đánh tráo khái niệm
Thứ 3, 08/10/2024 | 11:26:56 [GMT +7] A A
Lợi dụng không gian mạng phát triển mạnh mẽ, các thế lực thù địch đang ngày càng giả vờ khoác lên mình chiếc áo “Công đoàn” với những lời lẽ giả dối; lập luận, ngôn từ lôi cuốn như “dân chủ”, “độc lập”, “nhân quyền” để cổ súy, rêu rao, mục đích nhằm kích động việc thành lập cái gọi là tổ chức “Công đoàn độc lập”. Thực chất đó là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, là chiêu trò lộ liễu nhằm “mượn gió bẻ măng”, đánh tráo giữa khái niệm “độc lập” với “đối lập”, nhằm xây dựng tổ chức chính trị đối lập để chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, với mục đích đả phá chế độ ta từ bên trong.
Được bắt đầu hình thành sơ khai từ những năm 1919 - 1925 tại nhà máy Ba Son - Sài Gòn, người sáng lập là đồng chí Tôn Đức Thắng, lịch sử đã chứng minh, trong tiến trình lịch sử phát triển của đất nước ta, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân. Công đoàn Việt Nam với vai trò chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn các cấp còn trực tiếp tham gia quản lý, phản biện xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế. Công đoàn các cấp còn góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhằm đáp ứng đòi hỏi của Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Quy định tại Điều 170, Bộ luật Lao động, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Ngoài ra Khoản 2 Điều 170 bổ sung quy định cho phép người lao động trong các cơ quan doanh nghiệp có quyền thành lập một cách hợp pháp và tham gia một cách hợp pháp các hoạt động tổ chức do người lao động tại doanh nghiệp thành lập. Tổ chức này mới, độc lập với tổ chức công đoàn các cấp truyền thống.
Thực tế đã chứng minh, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng dân chủ, tự do, bác ái, ủng hộ việc thành lập các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp. Điều đó được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự; Luật Tổ chức Chính phủ, các Nghị định của Chính phủ… Nói một cách chính xác hơn, việc thành lập tổ chức, hội, nhóm từ lâu không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, bất kỳ đảng phái, nhà nước, chế độ chính trị nào trên thế giới này đều cần có sự ràng buộc, giới hạn trong các khuôn khổ, quy định của luật pháp, đặt dưới sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về Tổ chức hoạt động, quản lý hội chỉ rõ: các hội thành lập ở phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được chủ tịch UBND cùng cấp phê chuẩn; nếu phạm vi nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn. Đối chiếu với nhiều quy định pháp luật khác, các hội, tổ chức tự phát, tự nhận và tự phong, các tổ chức tự nhen nhóm, tập hợp hội viên, lực lượng, tổ chức hoạt động không vì lợi ích của nhân dân, lợi ích quốc gia đều là bất hợp pháp và đáng bị lên án, tẩy chay.
Có thể hiểu rằng, đây là một quyền không mới do đã được pháp luật về lao động của Việt Nam cho phép từ lâu. Công đoàn Việt Nam và các tổ chức đại diện người lao động khác mới thành lập tại doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Pháp luật cho phép quyền tự do lập hội của công dân lao động, tuy nhiên việc thành lập hội phải triển khai đảm bảo đúng quy định của nhà nước, việc thực hiện, đăng ký hoạt động phải được đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013. Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền của người lao động, có quyền lập hội, nếu các hội ấy được thành lập và hoạt động thực sự vì quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và quá trình triển khai thành lập thực hiện thực sự tuân thủ quy định pháp luật.
Tuy nhiên lợi dụng quy định mới này, các thế lực thù địch đã không ngừng tìm cách “mượn gió bẻ măng”, với những luận điệu xuyên tạc, rêu rao chống phá Đảng, mục đích làm bất ổn thể chế chính trị của nước ta.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống Công đoàn Việt Nam các cấp đã thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo cho người lao động. Các cấp công đoàn đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành nhiều quy định, nhiều nghị quyết về các chính sách với mục đích nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho nhân dân, lao động. Công đoàn Việt Nam cũng là cơ quan sẽ thực hiện giám sát việc triển khai các nội dung liên quan đến thiết chế cho người lao động, chế độ chính sách cho người lao động của các cơ quan đơn vị hành chính khác, đồng thời là cơ quan thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân, người lao động, là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân. Những kết quả đã đạt được từ khi thành lập đến nay là minh chứng cho tầm quan trọng, sự cần thiết, vai trò và uy tín của tổ chức công đoàn các cấp mà không tổ chức, cá nhân nào có thể phủ nhận được.
Hiện nay, trên không gian mạng xuất hiện cụm từ “công đoàn độc lập”, “nghiệp đoàn độc lập” do một số cá nhân không làm việc trong các cơ quan Nhà nước tự khởi xướng, thành lập là hoàn toàn không đúng với quy định của Đảng và Nhà nước ta, hoàn toàn bất hợp pháp và cần phải được xử lý nghiêm. Cái gọi là “công đoàn độc lập”, “nghiệp đoàn độc lập” không bao giờ có thể đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức và người lao động, không đại diện và không có vai trò bảo vệ cho người lao động Việt Nam. Các tổ chức này bề ngoài luôn rao giảng rằng chúng “không làm chính trị”, rao giảng mục đích của chúng là nhằm bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, của nhân dân lao động. Tuy nhiên bên trong chúng lại thực hiện chủ động câu kết, phối hợp với các tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam như: Nghiệp đoàn FO, Lao động Việt, Nhóm bạn công nhân...
Tất cả các tổ chức phản động này đã lấp dưới vỏ bọc bảo vệ quyền lợi của người lao động, chúng mượn danh nghĩa đại diện cho công nhân, người lao động để thực hiện mưu đồ đen tối của chúng là nhằm mục đích phản động, mục đích của chúng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mục đích thực sự của chúng là lợi dụng chế độ chính sách của Nhà nước ta cho phép thành lập tổ chức đại diện cho người lao động ngoài Công đoàn Việt Nam, lợi dụng nhận thức chưa đúng của một số công nhân lao động, từ đó sử dụng các chiêu trò thâm sâu nhằm lôi kéo người lao động, lôi kéo nhân dân đi vào cái bẫy của chúng. Mục đích thực sự của bọn chúng chính là lợi dụng từ “độc lập” để hình thành nên cái có bản chất “đối lập” với Nhà nước, nhằm lật đổ chế độ của ta, từ đó giành quyền lãnh đạo đất nước.
Từ thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới cho chúng ta thấy những bài học đắt giá, đó là, các hội, nhóm, tổ chức “dân sự” như “Công đoàn độc lập”, “Công đoàn đoàn kết”, “Công đoàn tự do”... các tổ chức này lợi dụng sự nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của công nhân về tổ chức công đoàn. Chúng sử dụng nhiều chiêu trò nhằm mục đích dụ dỗ, lôi kéo công nhân vào cái bẫy của chúng để hình thành lực lượng chống đối, với những chiêu trò khó đoán, khó lường trước được, với những luận điệu giả dối nhằm lật đổ chế độ, cướp quyền lãnh đạo. Dưới vỏ bọc vì người lao động, vì nhân dân, vì dân quyền, các thế lực thù địch đã rêu rao, rao giảng những luận điệu sai trái, luận điệu mị dân nhằm xúi giục, kích động, lôi kéo các hành vi làm bất ổn chính trị, bất ổn xã hội.
Các thế lực thù địch, phản động tung hô tầm quan trọng, sự cần thiết phải thành lập các tổ chức bất hợp pháp dưới cái mác “cái áo dân chủ”, “độc lập”, “tự do”. Chúng tung hô rằng việc thành lập các tổ chức bất hợp pháp này là mong muốn của người lao động, với quyền lợi nhằm bảo vệ cho người lao động. Chúng tuyên truyền thông qua các bài viết nhằm công kích; phủ nhận vai trò, những kết quả đạt được của công đoàn các cấp. Không khó nhận ra và nhận diện thông tin xấu, độc này trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội bởi thế lực thù địch thường trắng trợn đưa ra những thông tin phiến diện, chụp mũ, bịa đặt, sai trái về hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trên thực tế, một số đối tượng tổ chức khởi xướng và tự xưng “Công đoàn độc lập Việt Nam” lại không đăng ký, không tiến hành các thủ tục xin phép thành lập theo quy định và cũng không có kế hoạch, xu hướng xin phép thành lập; điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật, hoạt động trái với quy định pháp luật.
Gần đây, trên đài RFI kênh Tiếng Việt có bài viết phủ nhận vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chúng đưa ra những luận điểm, quan điểm sai trái rằng chỉ những “công đoàn độc lập”, "công đoàn tự do", không thuộc đảng phái, tổ chức mới thực sự có thể làm tốt trách nhiệm của tổ chức công đoàn là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tương tự, đài BBC kênh Tiếng Việt cũng ca ngợi “ý tưởng” thành lập “Nghiệp đoàn độc lập Việt Nam” (một dạng thức công đoàn bất hợp pháp, tổ chức đối lập với Công đoàn Việt Nam). Kênh thông tin này cho rằng chỉ có sự cạnh tranh giữa các tổ chức đại diện người lao động mới là “dân chủ”, “nhân quyền”, “tiến bộ xã hội”.
Thế lực thù địch còn rêu rao, thả “bùa bả”, xu mị và ngụy biện bằng những luận điệu, những minh chứng sai trai trên không gian mạng rằng “Công đoàn độc lập” không phải là tổ chức chính trị, sẽ “đồng hành cùng Tổng Liên đoàn Việt Nam”. Thực chất đây chỉ là vỏ bọc, âm mưu thâm độc của những kẻ xấu. Thực tế thì một số website, trang facebook có nội dung này đã bị cơ quan chức năng của ta vạch trần, chỉ rõ có sự kết nối, liên hệ trực tiếp, thậm chí là chặt chẽ với các tổ chức phản động từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam như: Việt Tân, Hội nhà báo Độc lập, Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm… Điều đó càng cho thấy âm mưu, sự nham hiểm, thủ đoạn đa dạng của thế lực thù địch nhằm chống đối Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Về động cơ, mục đích, những người khởi xướng cho hội nhóm này như chúng ta cũng đã biết, chúng thường xuyên tuyên bố trên các diễn đàn, mạng xã hội, cho thấy động cơ, ý đồ tiêu cực và chúng cũng hiểu rằng những tổ chức, hội nhóm như vậy sẽ bị chính người lao động, bị công nhân lao động của ta lên án nên chúng đã không dám công khai, minh bạch; chúng không tuân thủ các quy định luật pháp mà chọn theo hình thức âm thầm, tự phát.
Hiện nay thực tế cho thấy, bản thân các hội, nhóm nghề nghiệp thành lập hợp pháp ở nước ta rất nhiều, những hội, nhóm này ở các mức độ khác nhau và có những hội nhóm đã có đóng góp nhất định cho sự phát triển xã hội. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ là động cơ, mục đích và cách thức hoạt động; những người trong các hội, nhóm đó có năng lực để biểu đạt, thực hiện trên tinh thần xây dựng, vì sự tiến bộ và đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động hay không. Hay ngược lại là lấy danh nghĩa thành lập tổ chức, hội nhóm với cái mác “độc lập” để thực hiện âm mưu, thủ đoạn của lợi ích nhóm, với những ý đồ chống phá đất nước, gây hại cho nhân dân. Đó là hành vi vừa vi phạm pháp luật, vừa trái với đạo lý người Việt, không thể nhân danh các tổ chức xã hội dân sự để chống lại quê hương, đất nước mình, điều đó là không thể chấp nhận. Với sự xuất hiện một số tổ chức tự xưng như “độc lập", nhưng thực chất là “đối lập”, “dân chủ”, “nhân quyền” nhưng thực chất chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ, như: Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Hội anh em dân chủ..., việc thành lập không chính danh, sai quy trình, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” thực chất là một tổ chức bất hợp pháp.
Mục đích thực sự của các tổ chức này là nhằm xuyên tạc, bóp méo, gây hiểu sai lệch về thể chế, chế độ chính trị của đất nước ta, từ đó chúng sẽ tiến hành các hoạt động, các chủ trương đối lập, đi ngược lại với các cơ quan của hệ thống chính trị nước ta; nhằm lật đổ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Thành phần tham gia những hội, nhóm như trên, nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, có các hành vi chống phá bị xử lý hình sự, hành chính. Với “Công đoàn độc lập”, mặc dù đang trong quá trình vận động thành lập một cách bất hợp pháp nhưng tổ chức này cũng giống các tổ chức kể trên, đó là xuyên tạc, chống phá chế độ, tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị, đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các thành viên khởi xướng thành lập đã thể hiện rõ quan điểm, ý đồ lập ra nhằm thay thế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đáng cười hơn nữa là một tổ chức thành lập bất hợp pháp, không theo quy định, do một nhóm người, trong đó có những đối tượng từng bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật, được dựng lên mà lại đòi “đồng hành”, đòi “đại diện” cho công chức, viên chức, người lao động. Quan trọng chúng lại muốn thay thế, đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - một tổ chức chính trị được thành lập từ năm 1929 với bề dày lịch sử vững chắc, có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, một tổ chức mà vị trí, vai trò được ghi nhận rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Những người khởi xướng trào lưu thành lập cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” theo xu hướng tự do, thoát ly đều nhận thức đây là tổ chức bất hợp pháp, không được phép tồn tại nhưng họ vẫn cố tình kêu gọi, vận động người dân tham gia với dụng ý xấu, với nhiều âm mưu, ý đồ phản động. Đó chính là hành vi vi phạm pháp luật, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhằm làm rõ âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng thù địch, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho công nhân lao động.
CTV Mai Hậu (Cung Văn hoá Lao động Việt Nhật - Liên đoàn Lao động tỉnh)
Liên kết website
Ý kiến ()