Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 08/10/2024 18:53 (GMT +7)
Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản địa phương
Thứ 3, 10/09/2024 | 14:34:44 [GMT +7] A A
Việc phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp riêng có của Quảng Ninh có vai trò hết sức quan trọng. Đây không chỉ là cơ sở, tiền đề để gìn giữ, bảo tồn sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao mà còn tạo nhiều việc làm cho nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Khoảng chục năm trở lại đây, việc xây dựng thương hiệu được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mẽ với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân với số kinh phí đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng một chương trình riêng về phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị các nông sản. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là sự chuẩn bị tốt cho các sản phẩm đặc thù, nhất là nông sản của tỉnh để hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở để các sản phẩm nông nghiệp tự tin cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu.
Khoảng chục năm trở lại đây, việc xây dựng thương hiệu được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mẽ với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân với số kinh phí đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng một chương trình riêng về phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị các nông sản. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là sự chuẩn bị tốt cho các sản phẩm đặc thù, nhất là nông sản của tỉnh để hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở để các sản phẩm nông nghiệp tự tin cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu.
Điển hình, như sản phẩm nước mắm sá sùng Vân Đồn thương hiệu Vanbest của Công ty TNHH MTV Newstar được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của Quảng Ninh có đầu ra tương đối rộng ở thị trường trong và ngoài tỉnh với lượng tiêu thụ khoảng 40.000 lít/năm. Để có được những sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại vào khâu chế biến, đóng gói. Đồng thời, áp dụng hệ thống quản lý VSATTP HACCP; ISO 22000 và công cụ 5S vào quy trình quản lý, sản xuất và đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Hiện toàn tỉnh có 336 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt từ 3-5 sao. Trong đó, có 246 sản phẩm đạt 3 sao, 86 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 5 sao. Toàn tỉnh có 219 chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP, gồm 54 doanh nghiệp, 87 hợp tác xã, 78 hộ sản xuất. Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt chất lượng, mẫu mã tốt, có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng. Đặc biệt, tỉnh đã quan tâm xây dựng, triển khai dự án phát triển sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu. Đến nay, đã có trên 54 sản phẩm OCOP được liên kết tiêu thụ tại hệ thống siêu thị GO! Hạ Long, MM Mega Market, Aloha, Winmart, Winmart+...; nhiều sản phẩm được tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước, như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... Ngoài ra, tỉnh cũng định hướng tăng cường kết nối vùng, miền là đại diện cho khu vực, thị trường lớn, như: Thanh Hóa, Thái Nguyên, Sơn La, Đà Nẵng, Gia Lai…
Có thể khẳng định, việc xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp người tiêu dùng hài lòng, tin tưởng lựa chọn và ưu tiên sử dụng sản phẩm có thương hiệu; là cầu nối cho việc xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường tiêu thụ ngoài nước, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hoài Anh
Liên kết website
Ý kiến ()