Nhắc đến đảo Đầu Gỗ hầu hết mọi người biết động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ, tuy nhiên trên đảo này còn có một hang động ít người biết đó là động Thiên Long.
Động Thiên Long được phát hiện vào tháng 7-1994. Những người phát hiện ra động đã quan sát thấy dọc trần động có nhiều nhũ đá ngắn, chạy theo một trục chính và một số nhánh nhỏ tạo nên hình ảnh một con rồng tuyệt đẹp, họ đã dựa vào hình ảnh đó mà đặt tên là động Thiên Long.
Động Thiên Long nằm ở phía Đông Nam của đảo Đầu Gỗ. Động là dạng hang khô, nằm ở độ cao 20 - 30m so với mực nước biển. Động rộng 4.500m2, lòng hang có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều hốc khe. Động có hai cửa hướng Bắc Đông Bắc và Đông Nam. Cửa Bắc Đông Bắc có chiều rộng 13m, cao 3m, phần cửa loe rộng hơn so với phần lòng động. Cửa Đông Nam có chiều rộng 11m, chiều cao 3m.
|
Sơ đồ động Thiên Long. |
Động có quy mô vừa phải, không gian trong lòng động khoáng đạt, ánh sáng lọt vào trong động toát lên vẻ lung linh huyền ảo. Động được chia làm hai tầng, với nền hang thứ nhất đã bị sập khiến cho lòng động sụt sâu xuống tạo ra lòng động rộng rãi với nhiều hình dáng phong phú và với nhiều nếp uốn, thớ đá đặc sắc.
Đây là hang động có nhiều dơi trú ẩn nhất trên Vịnh Hạ Long do đó đã có người dân vào đây thu dọn phân dơi.
Động Thiên Long là một trong số các di chỉ khảo cổ hang động thuộc nền văn hoá Soi Nhụ cách ngày nay từ 18.000 - 7.000 năm. Phía ngoài cửa có diện tích khoảng 12m2 được bao phủ bởi lớp trầm tích văn hoá mầu nâu ngả vàng.
Với vị trí gần Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (khoảng 4 km) cùng với không gian tuyệt đẹp và những giá trị của mình, nếu đưa vào khai thác phục vụ du lịch thì động Thiên Long sẽ là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách tham quan.
|
Cửa phía Bắc Đông Bắc động Thiên Long. |
|
Phải vén những bụi cây lớn, chúng tôi mới đến được cửa động. |
|
Thảm thực vật trước cửa động. |
|
Trụ đá chia cửa động thành 2 phần. |
|
Cửa động Thiên Long. |
|
Từ cửa động Thiên Long có thể nhìn thấy thành phố Hạ Long. |
|
Ngay trước cửa là vô số vỏ nhuyễn thể là di chỉ khảo cổ về nền văn hoá của người tiền sử. |
|
Phía trong động có thêm một cột đá có hình con rùa đội bia. |
|
Đi khoảng chục mét thì lòng động bị tụt sâu xuống thành một tầng mới. |
|
Bước vào trong động là một không gian rộng. |
|
Các hốc đá lõm to và nhẵn ở trên trần có rất nhiều dơi bám vào trông như những chấm đen. |
|
Phần vách động được phân thành hai lớp rõ rệt - dấu tích thể hiện tại đây đã từng có 2 tầng. |
|
Nền giữa động là lòng suối đã khô cạn, với hạt cát cạnh sắc nhọn, trải lớp dày. |
|
Đi hết phần chính của động là đến “Tấm bình phong” ngăn ra phần cuối của động.
|
|
Phần cuối của động nhũ đá có nhiều vẩy canxit óng ánh. |
|
Cột đá dạng vân gợn sóng. |
|
Ánh sáng hắt lên các trụ đá gợn sóng lung linh huyền ảo. |
|
Động còn rất nguyên sơ. |
|
Trần động có nhiều nhũ đá. |
|
3 cột đá dính liền nhau hình thành 2 lối đi hẹp ra phía cửa. |
|
Cửa động phía Đông Nam. |
Ý kiến ()