Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 13:30 (GMT +7)
Nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện phát triển văn hóa - xã hội
Thứ 3, 13/04/2021 | 17:22:24 [GMT +7] A A
Đến thời điểm này, nhiệm kỳ HĐND tỉnh khóa XIII đang dần khép lại trong tình cảm, niềm tin của cử tri, nhân dân về một Quảng Ninh đổi mới đột phá, phát triển, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Trong 5 năm qua, HĐND tỉnh đã chủ động triển khai các nhiệm vụ, nâng cao vai trò quyết nghị các chủ trương, biện pháp, giải pháp, cơ chế chính sách thiết thực, khả thi, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng các chính sách bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.
Thực tế 5 năm qua cho thấy, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng miền. Điển hình là Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội ngoài quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ; Nghị quyết số 202/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 về việc nâng mức tiêu chí về thu nhập đối với chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; Nghị quyết số 203/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 229/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 về chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh…
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã giám sát tại Sở LĐ-TB&XH về việc thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và chất lượng hệ thống Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. |
Đặc biệt, với quyết tâm đưa các xã, thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND về việc bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh đã bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực với tổng kinh phí 1.544 tỷ đồng để cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt và công trình hạ tầng khác phù hợp quy hoạch nông thôn mới... Kết quả đã đưa 17 xã, 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn sớm hơn 1 năm so với lộ trình mục tiêu đặt ra. Đồng thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Song song với đó, để cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), HĐND tỉnh đa ban hành hàng loạt chính sách đặc thì đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như: các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017 - 2020; chính sách hỗ trợ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020; chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh…
Những chính sách này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành trợ lực quan trọng cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, có xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn. Toàn tỉnh có 89/98 xã (91%) đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), vượt mục tiêu đặt ra; hết năm 2020 bình quân các xã đạt 19,5 tiêu chí và 52 chỉ tiêu, không còn xã dưới 15 tiêu chí; có 07/13 địa phương cấp huyện (vượt chỉ tiêu đề ra) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm (bình quân cả nước đạt khoảng 40 triệu đồng), tăng 1,5 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn khoảng 1%.
HĐND tỉnh cũng có nhiều quyết sách quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế, giáo dục. Trong đó, đã ban hành nhiều chính sách sách hỗ trợ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; hỗ trợ tiền ăn cho học viên bán trú; hỗ trợ học sinh năng khiếu, vận động viên thể dục thể thao; hỗ trợ học phí cho học sinh đang học tại cơ sở giáo dục tư thục; kinh phí chăm sóc học sinh bán trú; kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non học 2 buổi/ngày; kinh phí tổ chức dạy hè cho trẻ em mầm non; chính sách ưu đãi đối với Trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long và công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế từ năm học 2016 - 2017 đến hết năm học 2020 - 2021. Để nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, HĐND tỉnh đã điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và dành nguồn lực từ ngân sách chi cho sự nghiệp y tế đầu tư cải tạo, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở y tế, trong đó có nhiều mô hình chuyên sâu; rà soát, sắp xếp hệ thống y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, y bác sỹ… Đồng thời đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của tỉnh để các cấp, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang, đội ngũ y tế… triển khai quyết liệt, đồng bộ, góp phần kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Trong 5 năm qua, tổng chi cho an sinh xã hội của tỉnh ước đạt 8.981 tỷ đồng, bình quân tăng 14,9%/năm, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011 - 2015; bố trí 2.674 tỷ đồng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (giai đoạn 2) và triển khai hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công (giai đoạn 2) với gần 4.000 hộ gia đình được thụ hưởng chính sách. Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tín dụng ưu đãi cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm được triển khai hiệu quả; nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận Nhân dân tại địa bàn khó khăn được nâng lên; nhiều hộ dân đã tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm từ 4,56% năm 2015 xuống còn 0,36% năm 2020; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,9% (đạt chỉ tiêu dưới 4%).
Hà Chi
Liên kết website
Ý kiến ()