Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 08/01/2025 10:34 (GMT +7)
Thói quen ngủ làm giảm tuổi thọ
Thứ 4, 31/08/2022 | 14:59:37 [GMT +7] A A
Các nhà khoa học nhận thấy những người hay thức khuya có nguy cơ tử vong cao hơn 10%.
Mỗi người có một thói quen thức - ngủ khác nhau. Một số người thích thức khuya và dậy muộn vào buổi sáng, trong khi những người khác ngủ sớm và dậy sớm. Một nghiên cứu đánh giá thói quen ngủ nghỉ có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn.
Theo phân tích của hệ thống Northwestern Medicine ở Mỹ và Đại học Surrey ở Anh, “cú đêm” có nguy cơ tử vong sớm hơn 10% so với “chim sơn ca”. Trong số gần nửa triệu người tham gia phân tích, 4.000 người có nhiều khả năng qua đời trong khoảng thời gian 6,5 năm. Một phần của vấn đề đến từ việc những người thức khuya cố gắng hòa nhập với nhịp sống của những người ngủ sớm, dậy sớm.
Phát biểu trên Science Daily, đồng tác giả kiêm Phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Northwestern, Kristen Knutson, giải thích: “Những người hay thức đêm cố gắng sống trong thế giới của người ngủ sớm, dậy sớm có thể gây ra những hậu quả cho sức khỏe. Những người thức khuya có đồng hồ sinh học có thể không khớp với môi trường bên ngoài”.
Có rất nhiều hành vi không lành mạnh liên quan đến việc bạn thức khuya như tâm lý căng thẳng, ăn uống không đúng bữa, ít tập thể dục, ngủ không đủ giấc, thức đêm, sử dụng ma túy hoặc rượu.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chronobiology International, các nhà khoa học kết luận người hay thức đêm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý và rối loạn thần kinh cao hơn.
Hơn 400.000 người từ 38 đến 73 tuổi đã chia sẻ về thói quen ngủ của mình. Theo đó nhóm luôn thức dậy sớm chiếm 27%, hay thức dậy sớm (35%), hay ngủ muộn (28%) và luôn ngủ muộn (9%).
Các nhà khoa học nhận thấy những người thức khuya có nguy cơ tử vong cao hơn 10%.
Giáo sư Malcolm von Schantz, Đại học Surrey, đánh giá: “Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng không thể bỏ qua được nữa. Chúng ta cần tìm hiểu thêm để cách giúp đỡ những người hay thức khuya có nhịp sinh học đồng bộ với thời gian theo mặt trời".
Phó giáo sư Knutson cho biết: “Người ta tin rằng di truyền và môi trường đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên thói quen ngủ sớm hay ngủ muộn của một người. Một phần bạn có quyền kiểm soát và một phần bạn không thể”.
Vị chuyên gia khuyên mọi người cố gắng duy trì giờ đi ngủ đều đặn và làm mọi việc sớm hơn trong ngày.
Bên cạnh đó, Phó giáo sư Knutson cũng cho rằng nên có giờ làm việc linh hoạt với người ngủ muộn. Họ không nên bị buộc phải thức dậy để làm từ 8h sáng. Hãy sắp xếp thời gian làm việc tùy mỗi người. Một số người có thể phù hợp hơn với ca đêm.
Theo vietnamnet.vn
Liên kết website
Ý kiến ()