Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 12:34 (GMT +7)
Cách hiệu quả để xử lý cơn đau dạ dày đến bất ngờ
Thứ 4, 07/08/2024 | 10:11:11 [GMT +7] A A
Sự 'tập kích' bất ngờ không báo trước của những cơn đau dạ dày cấp đã làm khó rất nhiều người, nhất là khi bệnh viện và nhà thuốc ở xa. Các bác sĩ nói rằng, chỉ cần nắm vững một số kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể tự ứng phó trước khi tìm được sự trợ giúp về y tế.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (BV Đại học Y Hà Nội) cho biết: Đau dạ dày cấp là bệnh lý khá phổ biến và dễ gặp trong cộng đồng. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP - Helicobacter pylori. Những cơn đau thường khởi phát một cách đột ngột, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.
Đây là tình trạng mà niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét bất thường. Theo thời gian, các ổ hay vết loét này sẽ lan rộng và ăn sâu hơn tại niêm mạc khiến người bệnh trải qua các cảm giác khó chịu tại vùng bụng. Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh lý có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Bác sĩ Thắng hướng dẫn, khi bị đau dạ dày đột ngột, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm đau và cải thiện tình trạng:
-
Nghỉ ngơi: Tìm một nơi yên tĩnh và nằm nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho dạ dày.
-
Chườm ấm: Dùng túi chườm nước nóng hoặc khăn ấm chườm lên vùng bụng để giảm co thắt và đau.
-
Uống nước ấm: Uống từng ngụm nhỏ nước ấm để làm dịu dạ dày.
-
Tránh thức ăn: Không ăn uống trong vài giờ để dạ dày được nghỉ ngơi.
-
Xoa bóp bụng: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ để thư giãn cơ bắp.
-
Hít thở sâu: Hít thở sâu và đều để giảm căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn.
Ngoài ra, nếu đau quá nhiều, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thảo dược như gừng, nghệ có thể giúp giảm đau và viêm dạ dày. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng và không tự ý dùng quá liều.
Dưới đây là một số loại đồ uống có tác dụng tốt trong những cơn đau dạ dày cấp.
Trà bạc hà
Trà bạc hà giúp thư giãn cơ bụng và giảm khó chịu về tiêu hóa. Nó có hương vị tươi mát và có lợi trong việc giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc đầy hơi.
Trà gừng
Gừng thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn. Trà gừng giúp giảm viêm ở niêm mạc dạ dày và giảm đau bụng.
Trà hoa cúc
Hoa cúc có đặc tính chống viêm và chống co thắt giúp thư giãn cơ bụng và giảm co thắt dạ dày. Nó cũng có tác dụng làm dịu, có lợi cho chứng đau dạ dày do căng thẳng.
Sinh tố chuối
Chuối dễ tiêu hóa và giàu kali giúp bổ sung chất điện giải bị mất khi đau dạ dày. Sinh tố chuối với sữa chua (men vi sinh) cũng giúp làm dịu dạ dày. Chuối cũng có tác dụng kháng axit tự nhiên, hàm lượng kali cao giúp tăng sản xuất chất nhầy trong dạ dày, ngăn ngừa kích ứng niêm mạc dạ dày. Chất dinh dưỡng trong chuối góp phần tăng thêm sức đề kháng khi dạ dày và hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Nước uống giấm táo làm dịu cơn đau dạ dày
Giấm táo pha loãng trong nước giúp cân bằng nồng độ axit dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Nó có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc đau bụng do vi khuẩn.
Trà hạt thì là
Hạt thì là có đặc tính chữa bệnh giúp giảm đầy hơi và co thắt dạ dày. Trà hạt thì là thường được sử dụng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm bớt sự khó chịu sau bữa ăn.
Trà rễ cam thảo
Rễ cam thảo có đặc tính làm dịu có thể giúp giảm viêm ở niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng khó tiêu hoặc ợ chua.
Nước hầm xương ấm
Nước hầm xương rất giàu chất dinh dưỡng như gelatin và axit amin có thể giúp làm dịu và phục hồi niêm mạc ruột. Nó nhẹ nhàng cho dạ dày và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình phục hồi sau cơn đau dạ dày.
Nước ép lô hội
Nước ép lô hội có đặc tính chống viêm và chữa bệnh giúp làm dịu kích ứng dạ dày và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Do đó nó cần thiết để làm giảm các triệu chứng trào ngược axit hoặc viêm dạ dày.
Ngoài ra, bác sĩ Thắng khuyến cáo, trong một số trường hợp sau, người bệnh cần đi gặp bác sĩ chứ không nên cố chịu đựng để bệnh kéo dài và gây hậu quả nghiêm trọng hơn: Đau dạ dày kéo dài và không thuyên giảm; đau dữ dội, kèm theo sốt, nôn mửa, đi ngoài ra máu; đau lan ra lưng hoặc vai; đau kèm theo khó thở, tim đập nhanh; đau xuất hiện sau khi sử dụng thuốc mới.
Để phòng ngừa đau dạ dày, bạn nên:
-
Ăn uống điều độ, chia nhỏ bữa ăn.
-
Tránh các thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có ga.
-
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
-
Giảm stress.
-
Tập thể dục đều đặn.
-
Ngủ đủ giấc.
Theo tienphong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()